Theo đại diện của tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp (FAO), trong 10 năm tới, lượng kháng sinh dùng trong chăn nuôi dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi, đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm từ dân số ngày càng gia tăng.
Chiều 25/11, Bộ Y tế đã tổ chức buổi họp báo sử dụng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta.
Hưởng ứng Tuần lễ nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc từ ngày 18-24/11, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT cùng các đối tác như tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc cam kết phối hợp, chấm dứt việc sử dụng kháng sinh sai và lạm dụng kháng sinh từ các bệnh viện (BV), khu chăn nuôi và tại các hộ gia đình. Họ tham gia cùng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, kêu gọi các ngành, lĩnh vực và người dân cùng hành động để duy trì hiệu quả của kháng sinh.
TS Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: “Chúng ta đang hành động để giải quyết tình trạng kháng thuốc (AMR). Chúng tôi đưa ra một bộ hướng dẫn mới hướng dẫn các BV để họ biết phải làm gì trong quản lý việc sử dụng kháng sinh. Chúng tôi cũng rà soát số liệu về nhiễm trùng kháng thuốc và tiêu thụ kháng sinh để xây dựng chính sách để quản lý, ngăn chặn tình trạng kháng thuốc”.
Kế hoạch hành động Quốc gia về kháng thuốc của Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm nay, là đường hướng tiếp theo cho Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT chuẩn bị cho xây dựng Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2021 – 2030. WHO, FAO và các đối tác khác đã sẵn sàng hỗ trợ chính phủ Việt Nam cho nỗ lực này.
Một trong những ưu tiên của WHO là tiếp tục hỗ trợ xây dựng năng lực quốc gia cho hệ thống giám sát và tiêu thụ kháng sinh. Những số liệu này cần phải có sớm nhất để hỗ trợ xây dựng chính sách về sử dụng kháng sinh trong BV, cộng đồng nhằm quản lý đại dịch kháng thuốc”-TS Kidong Park-Trưởng đại diện văn phòng WHO tại Việt Nam cho hay.
Theo đại diện văn phòng FAO, trong 10 năm tới, lượng kháng sinh dùng trong chăn nuôi dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi, đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm từ dân số ngày càng gia tăng. Do vậy, ngành lương thực và nông nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc lây lan. Dọc theo từng khâu trong chuỗi thực phẩm, các biện pháp cần được thực hiện đảm bảo kháng sinh được sử dụng thận trọng sử dụng và có trách nhiệm, vì vậy có thể làm chậm lại sự phát triển và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc.
Được ca ngợi như một điều kỳ diệu trong y học hiện đại, thuốc kháng sinh đã thay đổi cuộc chơi trong việc đánh bại các vi khuẩn nguy hiểm giúp nhiều trẻ em sống sót hơn và tuổi thọ của người lớn được kéo dài. Nhưng bức tranh đó đang thay đổi đáng kể. Nhiều năm lạm dụng và lạm dụng thuốc kháng sinh của con người cũng như đối với động vật, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xây dựng sức đề kháng với thuốc kháng sinh, khiến chúng hầu như không hiệu quả.
Thông đỉệp chính của tổ chức FAO về vỉệc sử dụng thuốc kháng sinh một cách thận trọng và hiệu quả. Đó là
Việc sử dụng kháng sinh sai và lạm dụng trong chăn nuôi góp phần gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Các bằng chứng khoa học cho thấy có sự đan xen giữa các quần thể vi khuẩn kháng thuốc ở động vật và người, tuy nhiên, gánh nặng cụ thể/chính xác liên quan tới sức khỏe con người do việc sử dụng kháng sinh sai ở động vật vẫn chưa được xác định.
Kháng kháng sinh (AMR) đe dọa hiệu quả điều trị trong y tế cũng như thú y, gây ảnh hưởng xấu tới phúc lợi động vật, lợi nhuận của ngành chăn nuôi và sự an toàn của các sản phẩm động vật.
Một thành phần quan trọng trong việc giảm thiểu kháng kháng sinh trong ngành chăn nuôi là giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh bằng cách sử dụng kháng sinh hợp lý và thận trọng với chỉ dẫn chuyên môn.
Có thể chăn nuôi năng suất đồng thời tạo ra sản phẩm động vật an toàn bằng cách kết hợp tăng cường áp dụng các biện pháp phòng bệnh thay vì chỉ lệ thuộc/sử dụng kháng sinh với việc sử dụng kháng sinh trị bệnh thận trọng và hợp lý theo chỉ dẫn chuyên môn.
Các biện pháp phòng bệnh khác bao gồm: Áp dụng kĩ thuật chăn nuôi và đảm bảo phúc lợi động vật như vệ sinh chuồng trại, cung cấp đủ dinh dưỡng và nguồn nước sạch. Đảm bảo an toàn sinh học bên ngoài và bên trong khu nuôi. Thực hiện tiêm phòng hiệu quả và phù hợp.
Tác giả: Thanh Bình
Nguồn: Báo Kinh tế và Đô thị
Sử dụng thuốc kháng sinh một cách thận trọng và hiệu quả gồm:
- Chấm dứt sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng cho động vạt và không sử dụng kháng sinh phòng bệnh.
- Tránh sử dụng các chất kháng khuẩn cực kỳ quan trọng ưu tiên cao nhất đang được dùng làm thuốc chữa bệnh cho người để dùng cho động vật, tuân thủ danh sách các chất kháng khuẩn quan trọng trong thú y.
- Chỉ sử dụng kháng sinh dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh của bác sĩ thú y hoặc chuyên gia thú y và chỉ theo chỉ định được phép.
- Cố gắng điều trị theo cá thể vật nuôi với liều lượng, thời gian chính xác và tránh sử dụng kháng sinh để điều trị theo nhóm, trừ đàn gia cầm, nhất là qua thức ăn.
- Chỉ sử dụng dược phẩm đảm bảo chất lượng và luôn hỏi ý kiến chuyên gia thú y trước khi sử dụng.
- Xử lý thuốc kháng sinh không sử dụng và hết hạn sử dụng đúng cách.
- kháng sinh li> ul>
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất