Nhờ những trận đấu nảy lửa, những màn diễn đẹp mắt, Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu, xã Hải Lựu (Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách trong và ngoài tỉnh. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đằng sau những trận đấu ấy là bao mồ hôi, công sức và cả tiền bạc của những người chăm sóc, huấn luyện trâu.
Chủ trâu Nguyễn Văn Hồng, thôn Làng Len, xã Hải Lựu (Sông Lô) chăm sóc cho ông Cầu để chuẩn bị tham gia Lễ hội Chọi trâu năm 2019. Ảnh Nguyễn Lượng
Theo tục lệ, sau khi lễ hội kết thúc, những con trâu tham gia thi đấu dù thắng hay thua đều được giết thịt để tế lễ và bán cho người dân, du khách thập phương. Bởi vậy, sau mỗi mùa lễ hội, khoảng tháng 2, 3 âm lịch, các chủ trâu của làng lại “khăn gói” lên đường để tuyển chọn trâu mới chuẩn bị cho lễ hội năm sau.
Trâu vốn dĩ là con vật khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người nông dân xã Hải Lựu. Thế nhưng, để tuyển được những con trâu chọi chất lượng tham gia thi đấu, người dân nơi đây lại phải bỏ ra không ít mồ hôi, công sức và tiền bạc. Theo các chủ trâu ở Hải Lựu, để tìm được một con trâu ưng ý, có người phải lặn lội khắp hang cùng, ngõ hẻm, từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu… đến các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An… Tuy vậy, không phải cuộc hành trình tìm kiếm trâu chọi nào cũng dễ dàng, suôn sẻ. Có năm, chủ trâu chỉ cần đi 3, 4 ngày là có thể tìm được một con trâu ưng ý. Nhưng, nếu không may mắn, có khi rong ruổi cả tháng trời mà vẫn về tay không. Mỗi lần đi như thế, tốn đến cả chục triệu đồng.
Việc xem “tướng trâu” cũng phải thật tinh tường, mà chỉ có dân “trong nghề” mới nắm được. Theo các bậc lão làng trong giới luyện trâu của xã, trâu chọi phải có tướng tinh hùng dũng và độ gan lỳ. Vì vậy, ngoài đáp ứng đủ những yêu cầu tối thiểu mà ban tổ chức lễ hội đưa ra là có tuổi đời từ 8 – 13 năm, cân nặng từ 700kg trở lên, vòng ngực tối thiểu là 2,05m, thì một con trâu chọi chất lượng cần có những yếu tố khác như: Cổ rộng, sừng cân và hướng tiền, mắt nhỏ, mi dày, chân to, móng hến…
Sau khi chọn được trâu ưng ý, chủ trâu sắm một lễ cúng trình thành hoàng làng và “rước” trâu về nhà để chăm sóc, huấn luyện. Đa phần những con trâu chọi đều là mãnh thú ở rừng già, quen được thỏa sức tung hoành vùng sơn cước, nên khi được đưa về nuôi, nó rất lạ lẫm và hụt hẫng. Vì vậy, việc đầu tiên chủ trâu phải làm là làm quen, vỗ về, gần gũi chăm sóc chúng.
Ông Nguyễn Văn Hồng, thôn Làng Len, người có 15 năm kinh nghiệm trong tìm và huấn luyện trâu chọi cho biết: Trâu chọi sau khi làm lễ trình thành hoàng làng thì được gọi là ông Cầu, chế độ chăm sóc phải hoàn toàn khác so với trâu thường. Thức ăn của ông Cầu ngoài cỏ voi, rơm, rạ còn được bổ sung thêm ngô, mật mía. Đối với những con không chịu ăn, chủ trâu phải ngồi bón từng miếng một rất kỳ công.
Không chỉ miếng ăn, mà giấc ngủ của các ông Cầu cũng phải được chú trọng, đảm bảo. Chuồng trâu phải được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Việc tắm rửa cho ông Cầu cũng được các chủ trâu đặc biệt chú trọng. Cần lấy sạch cát, bùn đất ở sừng trâu để tránh bị mục làm ảnh hưởng đến chất lượng sừng khi chiến đấu.
Khi người và con vật đã “tâm đầu ý hợp”, các chủ trâu sẽ bước vào huấn luyện. Để tăng tính chiến đấu, trâu chọi được luyện tập theo một “giáo án” rất bài bản. Hàng ngày, chủ trâu phải thức dậy từ 6 giờ sáng cho ông Cầu đi chạy để tăng cường thể lực. Sau đó, ông Cầu sẽ được cho đi lội ruộng, lội bùn để tăng độ dẻo dai.
Việc luyện tập những miếng đấu cho ông Cầu cũng vô cùng quan trọng. Thông thường, trâu chọi sẽ có 4 miếng đánh cơ bản: Hổ lao, móc mắt, ngáng chân và khóa sừng. Tuy nhiên, không một con trâu nào hội tụ đủ cả 4 miếng đánh này. Vì vậy, người luyện trâu phải biết nhìn nhận những điểm mạnh của mỗi con để tập luyện cho chúng. Ngoài việc cho tập húc, hàng ngày, chủ trâu còn dắt ông Cầu ra gần sới chọi để làm quen với sân đấu.
Để có trâu chọi đạt tiêu chuẩn thi đấu, chủ trâu phải mất khoảng một năm chuẩn bị, từ việc mua trâu cho đến chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện. Ngoài mồ hôi, công sức, thì chủ trâu phải đầu tư rất nhiều tiền bạc. Thế nhưng, ai cũng sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, vất vả ấy với mong ước trâu chọi của mình được một lần đăng quang trên lễ đài trước sự cổ vũ, reo hò của hàng vạn người.
Thanh Huyền
Nguồn: Vĩnh Phúc
- Người nuôi gà ta thả vườn lại gặp khó
- Khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm đầu tiên của Bel Gà tại miền Bắc
- Công ty Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
Tin mới nhất
T4,06/11/2024
- Người nuôi gà ta thả vườn lại gặp khó
- Khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm đầu tiên của Bel Gà tại miền Bắc
- Công ty Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất