[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là thông tin được đưa ra tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác của tỉnh ủy Sơn La do ông Nguyễn Hữu Đông – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La làm trưởng Đoàn với Tập đoàn Mavin trong hai ngày 01 & 02/4/2021.
Trong hai ngày, Đoàn đã tham quan thực tế một số mô hình sản xuất chăn nuôi, thủy sản hiệu quả của Tập đoàn Mavin tại các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam và Hưng Yên. Cụ thể, Đoàn đã thăm: 1. Trang trại nuôi trồng thủy sản xuất khẩu tại hồ Hòa Bình, quy mô 100 ha, công suất thiết kế 10.000 tấn sản phẩm/năm; 2. Nhà máy chế biến thực phẩm tại Hà Nam, quy mô 1 ha, công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm; 3. Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên, quy mô 5 ha, công suất 300.000 tấn/năm.
Đoàn công tác của tỉnh Sơn La thăm và làm việc tại Trụ sở chính Tập đoàn Mavin tại Hà Nội
Đoàn cũng đã đến thăm và làm việc tại Trụ sở chính của Tập đoàn Mavin tại Hà Nội, cùng Ban Lãnh đạo Tập đoàn Mavin chia sẻ cởi mở các cơ hội đầu tư vào tỉnh Sơn La. Đoàn đã trao đổi và lấy ý kiến thành viên về Tổ hợp Dự án chăn nuôi và chế biến xuất khẩu mà Mavin đang đề xuất đầu tư tại Sơn La gồm:
(i) Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi: 45.000 tấn/năm.
(ii) Hệ thống phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy cầm: 10.000 gà giống bố mẹ, 1.000.000 gà giống/năm; 20.000 vịt giống bố mẹ, 2.000.000 vịt giống/năm.
(iii) Hệ thống chăn nuôi heo: 6.000 heo nái sinh sản, 150.000 heo thịt/năm.
(iv) Nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ chất thải vật nuôi: 15.000 tấn/năm.
Nếu thực hiện đầy đủ các hạng mục nói trên, tổng vốn đầu của Tập đoàn Mavin tại Sơn La lên tới 600 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin cho biết, việc triển khai các dự án của Mavin tại Sơn La sẽ giúp phát triển kinh tế và xã hội cho địa phương và giúp cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sạch cho toàn bộ khu vực Tây Bắc, hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực, đáp ứng đúng theo định hướng phát triển ngành chăn nuôi sản xuất của tỉnh Sơn La. Đồng thời, Chủ tịch Tập đoàn Mavin cũng cam kết bên cạnh những lợi ích về kinh tế – xã hội dự án mang lại như đóng góp vào ngân sách, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, tỉnh Sơn La cũng sẽ có các lợi thế để thu hút thêm đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Australia, lan tỏa chăn nuôi theo chuỗi giá trị và thay đổi nhận thức của người dân về nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao.
Ông Nguyễn Hữu Đông – Bí thư tỉnh ủy Sơn La phát biểu tại buổi làm việc với Tập đoàn Mavin
Ông Nguyễn Hữu Đông – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Sơn La đánh giá cao thiện chí của Tập đoàn Mavin, khẳng định Mavin đang phát triển đúng hướng, bài bản và cho biết hoàn toàn ủng hộ về mặt chủ trương đối với các kế hoạch đầu tư của Mavin tại Sơn La. Bí thư Tỉnh ủy Sơn La cũng yêu cầu các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Sơn La phối hợp và đảm bảo thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, tuyên truyền về mô hình hoạt động bài bản và những lợi ích về kinh tế xã hội mà Mavin sẽ mang lại cho tỉnh Sơn La, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư triển khai dự án.
Tỉnh ủy Sơn La tặng quà lưu niệm cho Tập đoàn Mavin
Với hơn 16 năm hoạt động tại Việt Nam, Tập đoàn Mavin là một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư bài bản, ứng dụng công nghệ cao hiện đại, hoạt động khép kín theo chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn”. Mavin là nhà đầu tư điển hình, đã và đang đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, nông nghiệp của các tỉnh Hưng Yên, Hòa Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Tiền Giang… Bằng các dự án theo chuỗi giá trị khép kín quy mô lớn và hiện đại, Mavin cũng đang cam kết và tích cực hưởng ứng Chiến lược Phát triển Chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 của Bộ NN&PTNT.
Toan Vũ
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
Tin mới nhất
T7,11/01/2025
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất