[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 28/04/2022, tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam (World Vision Việt Nam) đã phối hợp tổ chức bàn giao 12.000 con vịt giống kèm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vắc xin cho 120 hộ chăn nuôi nghèo dân tộc thiểu số của các xã Thọ Thanh, Lương Sơn, Luận Thành, Xuân Cao, Luận Khê và thị trấn Thường Xuân – huyện Thường Xuân – tỉnh Thanh Hóa.
Niềm vui của các hộ dân Thường Xuân khi nhận vịt giống Mavin
Trước đó, để chuẩn bị tốt nhất cho các hộ dân về kỹ thuật và điều kiện chăn nuôi, Mavin đã tổ chức các khóa đào tạo và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt cho đội ngũ thú y cơ sở và các hộ dân được hỗ trợ theo Chương trình này. Đồng thời, cán bộ kỹ thuật và bác sĩ thú y của Mavin cũng tiến hành khảo sát thực địa một số hộ chăn nuôi tiêu biểu, đánh giá điều kiện chăn nuôi của các hộ dân và tư vấn cách cải tiến chuồng trại, bổ sung các máng ăn, máng uống, bể vầy… đảm bảo tiền đề cho một vụ mùa thành công.
Trước đó, để chuẩn bị tốt nhất cho bà con, cán bộ kỹ thuật Mavin và World Vision đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật và khảo sát thực địa tư vấn cho bà con
Đây là nội dung của Thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision trong lĩnh vực An sinh xã hội. Theo đó, trong giai đoạn 2022 – 2024, hai bên sẽ phối hợp cung cấp một gói hỗ trợ có giá trị 100.000 USD cho các hộ dân nghèo dân tộc thiểu số ở một số tỉnh, thành của Việt Nam. Cụ thể năm 2022, Chương trình được thực hiện tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa với 120 hộ dân được hỗ trợ sinh kế, giúp họ làm chủ nghề chăn nuôi vịt thịt, tiếp cận chuỗi giá trị chăn nuôi khép kín “Từ Nông trại tới Bàn ăn”của Tập đoàn Mavin.
Theo Tập đoàn Mavin, vịt giống được sử dụng trong Chương trình được chọn lọc từ con giống chất lượng cao có nguồn gốc Châu Âu. Để đảm bảo yếu tố thành công, vịt được Mavin hỗ trợ úm 3 ngày và được tiêm các kháng thể, vắc xin cơ bản trước khi bàn giao cho các hộ dân tại Thường Xuân. Các loại thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho vịt thịt, thuốc và vắc xin theo chương trình cũng được sản xuất tại các Nhà máy hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế của Tập đoàn Mavin.
Vịt giống Mavin được sử dụng trong Chương trình được chọn lọc từ con giống chất lượng cao có nguồn gốc Châu Âu và được Mavin hỗ trợ úm 3 ngày
Khi tham gia dự án, các hộ nông dân phải cam kết thực hiện đúng theo hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật của Tập đoàn Mavin và các chuyên gia của World Vision Việt Nam. Mục tiêu là đảm bảo hiệu quả tối ưu của từng yếu tố chăn nuôi, bao gồm con giống, xây dựng chuồng trại, quy trình cho ăn và chăm sóc chặt chẽ. Nhờ đó, chương trình không những xây dựng uy tín lành mạnh về đầu ra của sản phẩm mà còn góp phần hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững.
Trước đó, năm 2021, Mavin và World Vision VN cũng đã hỗ trợ hơn 100 hộ dân tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa tiếp cận chuỗi giá trị chăn nuôi vịt thịt. Nhờ các hỗ trợ từ Mavin và World Vision Việt Nam, các hộ dân không những tăng thêm thu nhập cho gia đình (từ 7 triệu đồng mỗi hộ) mà còn tự tin tiếp tục chủ động tăng gia sản xuất với con giống vịt thịt của Mavin trong các lứa chăn nuôi tiếp theo.
Chương trình Hỗ trợ sinh kế của Mavin và World Vision tại Thanh Hóa từ năm 2019 đến nay đã giúp hàng trăm hộ nông dân làm chủ nghề chăn nuôi, tăng thu nhập gia đình
Vũ Toan
- mavin li>
- World Vision Việt Nam li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất