[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 20/04/2023, tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam (World Vision Việt Nam) đã trao tặng 12.000 con vịt giống Cherry Valley kèm theo gần 50 tấn thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh, thuốc thú y cho 120 hộ nghèo, dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt các xã Thọ Thanh, Lương Sơn, Luận Thành, Xuân Cao, Luận Khê và thị trấn Thường Xuân.
Lễ bàn giao vịt giống và vật tư cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt
Chương trình nằm trong Thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Mavin và World Vision Việt Nam, nhằm mục tiêu hỗ trợ sinh kế cho người dân tại một số địa bàn khó khăn của Việt Nam. Theo đó, trong giai đoạn 3 năm từ 2022- 2024, Mavin và World Vision Việt Nam sẽ cùng chung tay thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam với gói hỗ trợ sinh kế trị giá 100.000 USD.
Giống vật nuôi được chọn để hỗ trợ sinh kế cho bà con trong Chương trình là vịt Mavin Cherry, được Tập đoàn Mavin chọn tạo từ nguồn giống nhập khẩu Châu Âu của hãng Cherry Valley (Anh Quốc). Để đảm bảo vịt khỏe mạnh đến tay các hộ chăn nuôi, giảm hao hụt trong quá trình bàn giao, Mavin đã hỗ trợ úm vịt tới 3 ngày tuổi và làm sẵn các vắc xin cơ bản. Trước khi bàn giao cho bà con, vịt cũng được theo dõi sát sao đảm bảo sức khỏe tốt nhất, nhanh nhẹn và đồng đều.
Thức ăn cho vịt được sử dụng là thương hiệu cám Mavin Benefeed, được phát triển dành riêng cho vịt Cherry, sản xuất tại hệ thống Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi hiện đại đạt chuẩn quốc tế của Tập đoàn Mavin. Vắc xin và Thuốc thú y do Công ty Cổ phần Dược thú y Cai Lậy, một thành viên của Tập đoàn Mavin tham gia cung cấp cho Chương trình.
Trước đó, để chuẩn bị tốt nhất cho các hộ dân về kỹ thuật và điều kiện chăn nuôi, Mavin đã khảo sát thực địa và tư vấn cách xây chuồng trại, các trang thiết bị cần thiết như đèn úm, máng ăn/uống,… Đồng thời, Mavin cũng đã phối hợp với World Vision VN tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho đội ngũ thú y cơ sở, các cộng tác viên của World Vision tại địa bàn cũng như đại diện các hộ chăn nuôi để qua đó hỗ trợ quá trình chăn nuôi của bà con đạt hiệu quả cao nhất. Trong toàn bộ quá trình chăn nuôi của bà con cho tới khi xuất bán, Mavin cũng sẽ cử cán bộ hỗ trợ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của bà con, đồng thời cũng sẽ kết nối với các thương lái để bà con xuất bán vịt thành phẩm thuận lợi nhất.
Năm 2022, Chương trình đã hỗ trợ thành công 120 hộ nghèo huyện Thường Xuân, qua đó giúp họ làm chủ nghề chăn nuôi vịt thịt, cải thiện hoàn cảnh sinh kế, mang lại cơ hội học tập và sinh hoạt tốt hơn cho trẻ em trên địa bàn. Mô hình này đã được bà con nhân rộng bằng cách sau khi xuất bán, trên cơ sở kết quả chăn nuôi, các hộ gia đình đóng góp 10% tổng giá trị sản phẩm bán ra để duy trì sản xuất và mở rộng cho các hộ chăn nuôi khác trên địa bàn.
Vịt giống của Tập đoàn Mavin
Theo ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, sau nhiều năm đồng hành thực hiện các Chương trình sinh kế, Mavin và World Vision Việt Nam đã không chỉ giúp người nông dân thoát nghèo mà còn giúp họ tự tin duy trì chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Bằng cách này, Chương trình vừa giúp người nông dân tăng thu nhập, vừa giúp họ tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả và các sản phẩm chăn nuôi an toàn, qua đó đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam.
H.N
- Mavin Group li>
- World Vision Việt Nam li>
- chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất