[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 3/4/2019, tại KS Lotte Hà Nội, Công ty TNHH Miwon Việt Nam và Công ty Daesang (Hàn Quốc) đã tổ chức Hội thảo kỹ thuật chủ đề: Nguyên liệu Thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Hội thảo đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về ngành Thức ăn chăn nuôi (TACN) tại Việt Nam và các biện pháp nâng cao hiệu quả dinh dưỡng, tiết giảm chi phí sản xuất bằng các sản phẩm mới.
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Công ty TNHH Miwon Việt Nam, Công ty Cổ phần Deasang, lãnh đạo Cục chăn nuôi, cùng đông đảo đối tác và đại diện các công ty TACN tại Việt Nam, cơ quan báo chí…
Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Kim Myeong Yu – Tổng giám đốc Công ty TNHH Miwon Việt Nam cho biết, Miwon đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994. Tới năm 2005, Miwon đã cho ra các sản phẩm từ tinh bột sắn.
Ông Kim Myeong Yu nhận thấy, sản lượng tiêu thụ TACN ở Việt Nam hiện tại là khoảng 23 triệu tấn với giá trị vài tỷ USD. Cùng với đó, ngành chăn nuôi thủy sản của Việt Nam không ngừng lớn mạnh: đứng thứ 6 thế giới về sản xuất thịt lợn, thứ ba thế giới về xuất khẩu thủy sản. Hơn thế nữa, nhu cầu tiêu dùng thịt của Việt Nam cũng rất lớn.
Ông Kim Myeong Yu – Tổng giám đốc Công ty TNHH Miwon Việt Nam
Cũng theo ông Kim Myeong Yu Tuy vậy, ngành ngành TACN (thức ăn chăn nuôi) cũng đang có nhiều khó khăn. Đó là cạnh tranh với TACN nhập khẩu. Mặt khác, gần đây thị trường nguyên liệu TACN đột ngột tăng giá trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhưng yêu cầu của thị trường là giá thành cạnh tranh. Thời gian tới, Công ty Cổ phần Daesang và Công ty TNHH Miwon sẽ nỗ lực hơn nữa vì ngành TACN tại Việt Nam. Tại Hội thảo lần này, Miwon muốn giới thiệu sản phẩm cạnh tranh về giá thành dành cho ngành TACN đó là: ProMi, Lysine, Axit Amin….
Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi khẳng định, qua hơn 20 năm phát triển, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm cho đất nước. Sản lượng thịt, trứng, sữa tăng nhanh. Để có được những thành tựu đó, ngành TACN có đóng góp rất lớn. Hiện nay, ngành TACN của Việt Nam đứng số 1 các nước ASEAN và đứng thứ 10 thế giới. Thành tựu của ngành chăn nuôi và TACN những năm vừa qua có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp FDI, mà Miwon là một trong những công ty mạnh.
Ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi
Ông Dương cũng mong muốn Miwon, bằng các kênh phân phối của mình, có thể xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi về chính quốc và giúp đỡ thêm nhiều người Việt Nam có công ăn việc làm.
Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi cũng cung cấp thêm nhiều thông tin về ngành TACN: Cơ cấu sản phẩm TACN với lợn 63%; gia cầm 33% và bò 2,7%. Công nghệ và nguyên liệu chế biến của ngành được nhập khẩu từ 65 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.Chất lượng của ngành TACN về cơ bản đạt yêu cầu, trong đó khoảng trên 80% đã được kiểm soát tốt, phần còn lại chất lượng không ổn định và độ an toàn thấp, chủ yếu là ở khu vực gi công và người chăn nuôi tự phối trộn do vấn đề kiểm soát chất lượng nguyên liệu và quy trình giám sát chất lượng trong chế biến chưa đảm bảo.
Tuy vậy, ngành TACN của Việt Nam còn tồn tại những không ít bất cập đó là: Giá thành và giá bán thức ăn chăn nuôi cao làm tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi; Hiệu quả sử dụng thức ăn chưa cao, gây lãng phí nguyên liệu và ô nhiễm môi trường; Tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu cao làm giảm giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến TACN.
Phát triển chăn nuôi và công nghiệp chế biến TACN tiếp tục là lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu an ninh thực phẩm trong nước và hướng ra xuất khẩu. TACN của Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu: tốt nhất, rẻ nhất trong khu vực và sử dụng tối đa nguyên liệu trong nước. Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp, người dân tự đầu tư phát triển, nghiên cứu sản xuất sản phẩm TACN như: Điều 5, nghị định 39/2017/NĐ-CP; Luật Chăn nuôi…
Tiếp theo,bà Hara Chang – Chuyên viên Phụ trách sản phẩm ProMi tại Việt Nam, đã có bài trình bày: “Giới thiệu sản phẩm mới: ProMi”.
Bà Hara Chang – Chuyên viên Phụ trách sản phẩm ProMi tại Việt Nam trình bày tại Hội thảo
Theo đó, ProMi là sản phẩm được tạo ra bằng quá trình lên men axit amin và có hàm lượng cao Monosodium Glutamate (MSG) – thường được gọi là bột ngọt hay mì chính. ProMi chứa Monosodium Glutamate và protein, tạo độ ngon miệng tuyệt vời cho vật nuôi. Vì vậy, vai trò của ProMi đó là: nguồn thay thế tốt cho Protein và mật rỉ đường; nguồn thức ăn tuyệt vời góp phần làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi.
Quá trình sản xuất sản phẩm ProMi tại Công ty TNHH Miwon Việt Nam
Bà Hara Chang cũng chỉ ra, khi sử dụng ProMi(0~3%) trong khẩu phần ăn của lợn đang tăng trưởng có thể làm giảm chi phí thức ăn khoảng 8 Eur/tấn (8 Eur = 212,064 VND).
ProMi có thể sử dụng làm thức ăn cho bò, lợn, gà. Cụ thể, với bò có thể thay thế đường và cải thiện sử dụng thức ăn thô thô dành cho gia súc. Ngoài ra, ProMi còn có kết quả nghiên cứu là không gây ảnh hưởng đến xấu đến lượng ăn và hiệu suất tăng trưởng khi được bổ sung 5% vào thức ăn gia súc.
Quy cách sản phẩm và bảo hành chất lượng của các sản phẩm ProMi
Đối với lợn, gà, ProMi có thể thay thế nguyên liệu đường và protein. Ngoài ra, ProMi cũng cải thiện tốc độ tăng trưởng của gà và tăng khả năng tiêu hóa protein của lợn.
Hiện nay ProMi có nhiều sản phẩm đa dạng như ProMi/ProMi60/ProMi60+…
Ưu điểm khi trộn thức ăn chăn nuôi: Có thể giảm chi phí sản xuất của thức ăn hỗn hợp vì có thể thay thế nguyên liệu protein; Chất lượng và cung cấp ổn định; Có tác dụng giảm bụi trongn quá trình sản xuất thức ăn hỗn hợp.
Cuối Hội thảo, ông Mathij Keij – chuyên gia của Công ty Daesang tại châu Âu về dinh dưỡng vật nuôi có hai bài trình bày quan trọng: Ứng dụng của Axit Amin trong thức ăn chăn nuôi và Tác động của ARG vào thức ăn cho gia cầm.
Ông Mathij Keij – chuyên gia của Công ty Daesang tại châu Âu về dinh dưỡng vật nuôi
Trong phần trình bày đầu tiên về Ứng dụng của Axit Amin trong thức ăn chăn nuôi, ông Keij cho biết, Axit amin gồm 2 loại: Axit amin không thiết yếu (NEAA) và Axit amin không thiết yếu. Đây là hai thành phần chính tạo nên Protein trong cơ thể.
Axit amin không thiết yếu cơ thể có thể tự tổng hợp được từ các nguồn dinh dưỡng. Về Axit amin thiết yếu (EAA) là axit amin cơ thể không tự tổng hợp được mà bắt buộc phải được cung cấp từ nguồn thực phẩm bên ngoài.
Nhu cầu cung cấp Axit amin tổng hợp trong thức ăn chăn nuôi như sau: Thức ăn thô không cung cấp đủ tất các các loại Axit amin mà động vật cần để tổng hợp Protein; Hầu hết thức ăn có nguồn gốc từ ngũ cốc không có đủ Lysine để động vật tổng hợp Protein mặc dù chúng rất giàu các loại Axit amin.
Chuyên gia Keij cũng cho rằng, lý do chúng ta phải sử dụng L-Lysine là Axit Amin giới hạn vì đây là Axit amin làm giảm hiệu quả sử dụng của các axit amin khác. Chúng cần được bổ sung đầy đủ. Chúng thường thiếu hụt trong thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ ngô và đậu nành. Cụ thể: L-Lysine là Axit amin giới hạn thứ nhất trong khẩu phần ăn của lợn; giới hạn thứ hai trong khẩu phần ăn của gà thịt.
Vai trò của L-Lysine đó là kích thích tăng trưởng; Tổng hợp Protein; Sản xuất sữa; Nitơ tích lũy; Tăng tỷ lệ chuyển hóa thức ăn; Chức năng miễn dịch đầy đủ.
Ông Mathij Keij cũng cung cấp thêm thông tin về L-Tryptophan – Axit amin hạn chế thứ 4 trong khẩu phần ăn của lợn. L-Tryptophan giúp Tăng lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn ở lợn nái đang cho con bú và lợn sữa. Là tiền chất của Serotonin, chất dẫn truyền thần kinh làm giảm sự hung hăng ở động vật như đã được báo cáo trong nghiên cứu.
Ở Mỹ, nhu cầu sử dụng tăng mạnh – gấp hơn 6 lần (từ 800 tấn năm 2012 lên 5,100 tấn năm 2015) – do sử dụng bột ngô, bột đậu nành và phụ phẩm công nghệ chế biến các loại ngũ cốc (DDGs) trong chăn nuôi. Bổ sung L-Tryptophan giảm stress ở lợn cai sữa. Cùng với đó, chế độ ăn L-Tryptophan nâng cao hiệu suất tăng trưởng của gà thịt với mật độ thả cao, cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, mức tăng trọng trung bình hàng ngày.
Sản phẩm L-Trytophan của Công ty Cổ phần Deasang (Hàn Quốc)
“Tác động của ARG (Arginine) vào thức ăn cho gia cầm” là chủ đề bài trình bày thứ hai của ông, Mathij Keij. Ông cho biết, Arginine là Acid amin thiết yếu cho gia cầm và Acid amin không thiết yếu cho lợn. Sự thay đổi trong hồ sơ gen của các giống gà thịt mới hiện nay đã làm tăng nhu cầu Arginine và giảm lượng Protein trong thức ăn do yêu cầu môi trường…
Theo đó, gia cầm con không thể tổng hợp Arginine. Ở gà thịt, L- Ariginine có ảnh hưởng đến: Tổng hợp Protein; Hệ thống miễn dịch; Chức năng tiêu hóa; Giảm mỡ bụng ở gia cầm…Suốt thập kỷ qua, số lượng các nghiên cứu và ấn phẩm về nhu cầu Arginine ngày càng tăng.
Còn đối với lợn, bổ sung Arginine có kết quả trong việc tăng chất lượng sinh sản ở lợn nái; Tăng khả năng tăng trưởng ở lợn con sau cai sữa; Tăng khả năng tăng trưởng và chất lượng thịt ở lợn đang lớn và trưởng thành…
Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:
Ông Kim Myeong Yu – Tổng giám đốc Công ty TNHH Miwon Việt Nam giới thiệu sản phẩm mới – ProMi.
Đông đảo khách hàng quan tâm tới các sản phẩm của Công ty TNHH Miwon Việt Nam và Công ty Cổ phần Deasang.
Lãnh đạo Công ty TNHH Miwon Việt Nam và Công ty Daesang chụp ảnh lưu niệm.
TRẦN NGÂN
Hiện nay, tại Việt Nam, Công ty TNHH Miwon Việt Nam và Công ty Cổ phần Daesang đang cung cấp nhiều các sản phẩm phục vụ ngành TACN như sau: L-Lysine HCl 99% Grade; L-Lysine Liquid 50% Feed Greade; L-Lysine Sulphate 70% Feed Grade; L-Arginine 98,5% Feed Grade; L-Histidine HCl 98% Feed Grade; L-Trytophan 98% Feed Grade; L-Valine 98% Feed Grade; L- Threonine 98,5% Feed Grade: DHA Biomass Power Feed Grade: Chlorella Feed Grade; Chlorella Liquid Feed Grade; Corn Gluten Meal Feed Grade;
Liên hệ: Công ty TNHH Miwon Việt Nam
Địa chỉ: Số 22 Phạm Hùng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 37680216 – Fax: (024) 37680220
Email: [email protected]
- thức ăn chăn nuôi li>
- Miwon li>
- Thức ăn chăn nuôi Việt Nam li>
- promi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất