Nhiều nội dung trong dự thảo Nghị định về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu có nhiều bất cập, không phù hợp với Luật Thú y.
Ngày 23/11, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị góp ý dự thảo “Nghị định quy định về Cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” (sau đây gọi tắt là Nghị định).
Kiến nghị sửa đổi nhiều điểm bất cập
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Một số nội dung của dự thảo nghị định chưa phù hợp với Luật thú y, chưa khoa học và phù hợp với thực tiễn. Theo đó, dự thảo Nghị định chưa thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 về việc phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm (Quyết định 38/QĐ-TTg).
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (trái) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trung Quân.
Cụ thể, tại Quyết định 38/QĐ-TTg, phạm vi của đề án không bao gồm “Hàng hóa vừa thuộc diện kiểm dịch, vừa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành khác do Bộ NN-PTNT quản lý”.
Cũng theo ông Long, hiện nay thủ tục kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm khác do Bộ NN-PTNT quản lý đã được tích hợp. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu chỉ cần nộp 1 bộ hồ sơ với 1 mẫu đơn tích hợp và nhận 1 kết quả kiểm tra.
Vì vậy, Bộ NN-PTNT đã có nhiều văn bản góp ý dự thảo Nghị định (bao gồm: Công văn số 2820/BNN-PC ngày 17/5/2021 gửi Bộ Tài chính; Công văn số 3717/BNN-PC ngày 17/6/2021 gửi Bộ Tư pháp; các Công văn số 664/TY-KD ngày 26/4/2021, Công văn số 764/TY-KD ngày 12/5/2021 và Công văn số 872/TY-KD ngày 27/5/2021 gửi Tổng cục Hải quan) đề nghị đưa nội dung “Hàng hóa vừa thuộc diện kiểm dịch, vừa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành khác do Bộ NN-PTNT quản lý” ra khỏi phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị định cho phù hợp với phạm vi tại Quyết định 38/QĐ-TTg.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định ngày 01/11/2021 có Điều 1 (Phạm vi điều chỉnh) không có nội dung liên quan đến kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu. Tương tự, nhiều điều khoản khác cũng không đề cập đến kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật. Tuy nhiên, Điều 7, Điều 25 và Điều 26 của dự thảo Nghị định lại có các nội dung quy định kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu nhưng không phù hợp với Luật Thú y, chưa bảo đảm yêu cầu về khoa học, thực tiễn.
Tại hội nghị, đông đảo các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đã chỉ ra nhiều bất cập của Nghị định về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu . Ảnh: Trung Quân.
Nếu tổ chức thực hiện theo các nội dung như dự thảo Nghị định, nguy cơ nhiều dịch bệnh nguy hiểm từ các nước sẽ xâm nhiễm vào Việt Nam. Vì trên thế giới và các nước đang có rất nhiều dịch bệnh nguy hiểm, truyền lây giữa động vật và người.
Các sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, chứa các chất tồn dư độc hại quá ngưỡng cho phép (như kháng sinh, chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, chất kích thích sinh trưởng,…) không được phép sử dụng tại nước xuất khẩu rất có thể xuất khẩu vào Việt Nam và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.
Về thẩm quyền, nếu giao cho cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra chuyên ngành thì không đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành như Luật Thú y. Chưa đảm bảo phù hợp với các chỉ đạo của Chính phủ về thống nhất một đầu mối kiểm tra theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (nay là Nghị quyết 02/NQ-CP).
Đồng thời, sẽ lãng phí về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người để thi hành Nghị định, lãng phí nguồn lực đã đầu tư (cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, nhân lực…) cũng như khó khăn về phương án xử lý đối với hệ thống một cửa quốc gia thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại các Bộ đang thực hiện.
Nhiều ý kiến cảnh báo về nguy cơ mất kiểm soát dịch bệnh nếu nghị định về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được áp dụng. Ảnh: TL.
Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra chuyên ngành liên quan đến từng mặt hàng, cơ quan chuyên ngành, đòi hỏi cán bộ có chuyên môn sâu và quy trình kiểm tra phù hợp với từng loại sản phẩm động vật. Với một số mặt hàng, người lấy mẫu, kiểm tra phải được tập huấn, đào tạo chuyên ngành, có chuyên môn mới được cấp chứng chỉ để thực hiện.
Ông Nguyễn Như so, Chủ tịch Tập đoàn Dabaco chia sẻ: Dự thảo Nghị định có điểm chưa phù hợp với thực tiễn. Bởi nhiều loại hàng hóa hiện nay doanh nghiệp được phép đưa về kho, các kho của doanh nghiệp phân tán tại nhiều địa điểm, các tỉnh khác nhau, do vậy việc cập nhật biên bản lấy mẫu trong vòng 2 giờ đồng hồ là khó khả thi.
Thực tế, hàng hóa được nhập khẩu về nhiều cảng khác nhau, có cảng ở xa tới hàng trăm km so với phòng thí nghiệm, việc tổ chức kiểm dịch, lấy mẫu kiểm dịch, lập biên bản, xét nghiệm mất rất nhiều thời gian. Với những lô hàng trong các cảng, cán bộ kiểm dịch cũng phải lấy mẫu cho nhiều lô hàng, của nhiều chủ hàng, do vậy mất nhiều thời gian.
Theo ông So, nếu tổ chức thực hiện theo các nội dung của dự thảo Nghị định, sẽ có nguy cơ rất lớn các dịch bệnh nguy hiểm từ các nước xâm nhiễm vào Việt Nam.
“Dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do vậy, cơ quan kiểm dịch phải tra cứu, kiểm tra, đối chiếu thông tin về tình hình dịch bệnh tại nước xuất khẩu, thông báo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu”, ông So nêu ý kiến.
Tiếp tục thực hiện những điều Luật thú y đã quy định
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, tiềm năng dư địa ngành chăn nuôi, thủy sản nước ta còn rất lớn. Vì vậy, nếu không có lực lượng thú y là đơn vị hàng đầu bảo vệ ngành sản xuất này, thì không thể thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến trong lần kiểm tra lô hàng thịt lợn nhập khẩu về càng Hải Phòng. Ảnh: TL.
Về vấn đề kiểm soát nhập khẩu, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng: Nếu không có kiểm soát về nhập khẩu, trong khi xuất khẩu vẫn bị kiểm soát chặt chẽ là vấn đề cần phải hết sức lưu ý, nếu không sẽ dẫn đến những hệ lụy rất lớn.
“Chúng ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thì phải kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu, nếu để hàng hóa ồ ạt vào thị trường sẽ bóp chết sản xuất trong nước, kể cả thủy sản và chăn nuôi” Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong hội nhập quốc tế, cắt giảm thủ tục hành chính là đúng, nhưng không có nghĩa là cắt giảm việc kiểm dịch. Việc tích hợp kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm đã được Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo rất quyết liệt.
Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Cục Thú y thống kê, tập hợp lại các ý kiến, đối soát lại với phiên bản cuối cùng của dự thảo Nghị định để thống nhất chung một ý kiến, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp. Nếu không sớm có kiến nghị, khi Chính phủ ban hành Nghị định chính thức, muốn thay đổi sẽ phải có thời gian rất lâu. Đồng thời, sẽ vướng mắc cho việc kiểm dịch, kiểm soát dịch bệnh, hàng hóa ở cửa khẩu vào trong nước.
Kiểm tra, kiểm dịch thú y đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu là khâu đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Ảnh: TL.
Về việc triển khai các Luật Thú y, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Luật Thú y cao hơn cả Nghị định, vì vậy những nội dung Luật Thú y đã quy định thì tiếp tục triển khai, không có vướng mắc gì. Tuy nhiên, những văn bản, thông tư thực hiện Luật Thú y nếu vướng vào dự thảo Nghị định cần phải xem xét tháo gỡ ngay.
Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết: Nghị định ban hành phải có căn cứ pháp luật, dựa trên các luật hiện hành, không thể đưa ra quy định khác luật.
Vì vậy, nếu đưa ra một cơ chế khác, sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại. Hiện nay, chúng ta vẫn có hệ thống các cơ quan quản lý ở các lĩnh vực, nên lực lượng hải quan không thể làm tốt nhiệm vụ kiểm dịch, đánh giá rủi ro… vì không đủ hạ tầng, không được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm dịch. Do đó, kiến nghị cần có phản hồi với Chính phủ để đảm bảo tính minh bạch và thực thi các luật chúng ta đang có.
Trung Quân
Nguồn: nongnghiep.vn
- nghị định li>
- kiểm dịch thú y li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất