Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)

    Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam xin giới thiệu tiếp với quý độc giả một số giống lợn nội của Việt Nam theo các tiêu chí: Nguồn gốc và sự phân bố; Đặc điểm ngoại hình; Khả năng sản xuất và Hướng sử dụng, để độc giả tiện theo dõi.

     

     

    1. Lợn Táp Ná

     

    Nguồn gốc và sự phân bổ

     

    Táp Ná là giống lợn nội được hình thành và phát triển từ lâu đời ở Thông Nông, Cao Bằng. Nguồn gốc từ một giống lợn địa phương, do điều kiện địa lý đồi núi cao hiểm trở, việc thông thương có nhiều hạn chế, người chăn nuôi ở vùng núi này chỉ giao dịch mua bán tại chợ Táp Ná, vì vậy, giống lợn này được nhân dân đặt tên là “Táp Ná”.

     

    Đặc điểm ngoại hình

     

    Giống lợn Táp Ná có nhiều nét giống với lợn MC: Lông và da đen, ngoại trừ 6 điểm trắng: giữa trán, 4 cẳng chân, chóp đuôi. Khác với MC là ở bụng có màu đen và không có dải yên ngựa màu trắng vắt qua vai. Đầu to vừa phải, tai hơi rủ cúp xuống, mặt thẳng, mặt không nhăn nheo như lợn Ỉ. Bụng to nhưng không sệ và võng xuống như lợn MC. Chân to, cao và chắc khoẻ như lợn Mẹo. Lưng tương đối thẳng. Lợn cái có 8-12 vú.

    Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)
    Lợn đực Táp Ná

    Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)

    Lợn cái Táp Ná

     

    Khả năng sản xuất

     

    Khả năng sinh sản của lợn này không tốt bằng MC, chỉ tương đương với một số giống lợn nội khác ở nước ta như lợn Cỏ, Mẹo, Ỉ hay Mường Khương: Tuổi đẻ đầu 13,6 tháng; SCSSS và SCCS 4-12 và 3-10 con.

     

    Tốc độ sinh trưởng đạt mức trung bình trong số các giống lợn nội Việt Nam. KL trưởng thành 100 kg. TKL 330-400 g/ngày, nuôi vỗ béo 3-10 tháng đạt 400g/ngày. Do tầm vóc nhỏ và KL thấp nên chúng được nuôi đến 10 tháng tuổi mới giết thịt. Khả năng chống chịu bệnh rất tốt: tỷ lệ mắc bệnh chết là 3-4%. Tỷ lệ móc hàm 79,06%. Tỷ lệ thịt xẻ 64,68%. Tỷ lệ thịt nạc không cao (32,90%). Tỷ lệ mỡ 36,82%.

     

    Hướng sử dụng: Nuôi khai thác nguồn thực phẩm ở vùng kinh tế thấp.

     

    2. Giống lợn Lũng Pù

     

    Nguồn gốc và phân bố: Nguồn gốc chính tại xã Lũng Pù. Hiện nay được nuôi phổ biến ở Mèo Vạc, Hà Giang.

     

    Đặc điểm ngoại hình

     

    Lông đen, chân và trán trắng; tai tương đối to, cúp; mõm dài trung bình; chân vững, đi bằng ngón; lưng không võng lắm; KL sơ sinh 0,6-0,7kg và có 10 vú.

     

    Khả năng sản xuất

     

    Đẻ lứa đầu 13 tháng tuổi. SCSSS 6-10 con/ổ, SCCS 4-7 con/ổ, đẻ 1,6 lứa/năm.

     

    KL 12 tháng 80-90kg; TKL khá cao so với lợn nội Việt Nam: 400g/ngày; tỷ lệ nạc 30-36%; chất lượng thị thơm ngon.

     

    Dễ nuôi, chịu kham khổ, phàm ăn và thích nghi với mọi điều kiện, chống chịu bệnh tốt.

     

    Hướng sử dụng: Nuôi khai thác thịt làm nguồn thực phẩm chính ở vùng núi và làm nguồn thịt lợn đặc sản.\

     

    3. Giống lợn Cỏ

     

    Nguồn gốc và phân bố

     

    Nguồn gốc được xác định ở miền trung, được phân bổ chạy dọc theo dãy Trường Sơn.

     

    Đặc điểm ngoại hình

     

    Tầm vóc nhỏ, KL trưởng thành 35-45 kg. Màu lông lang trắng đen. Hình dạng: mõm dài, xương nhỏ, chân yếu và đi bàn, bụng xệ, da mỏng, lông thưa.

    Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)

    Lợn đực Cỏ

    Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)

    Lợn cái Cỏ

     

    Khả năng sản xuất

     

    Lợn đực phát dục lúc 3 tháng, 4 tháng có thể phối chửa và 7-8 tháng được sử dụng. Lợn cái động dục lần đầu lúc 200 ngày, tuổi đẻ lần đầu 10-12 tháng. SCSSS và SCCS 6-7 và 5-6 con; Mỗi năm đẻ 1,2-1,5 lứa. KL sơ sinh 0,4 kg; cai sữa 2 tháng tuổi 3 kg.

     

    KL trung bình lúc 2 tháng là 3-4 kg và 12 tháng tuổi là 50 kg. KL trưởng thành lợn đực 60 kg và lợn cái 52-62 kg. Tiêu tốn thức ăn rất 7,0-8,0 kg. Tỷ lệ thịt nạc 45%. Tỷ lệ mỡ 30%. Chống chịu tốt với bệnh tật, môi trường khắc nghiệt và kém dinh dưỡng.

     

    Hướng sử dụng

     

    Làm nguồn thực phẩm đặc sản vì hương vị thịt thơm ngon và được ưa chuộng.

     

    4. Giống lợn Mẹo

     

    Nguồn gốc và phân bố

     

    Giống lợn Mẹo chủ yếu do dân tộc H’Mông nuôi ở Kỳ Sơn và Quỳ Châu – Nghệ An.

     

    Đặc điểm ngoại hình

     

    Lợn Mẹo là một trong những giống lợn nội to nhất của Việt Nam. KL trưởng thành 130-140kg. Lông đen và dài. Da dày, đen, thường có màu trắng tại 4 chân, trán, đuôi, một số có loang ở bụng. Đầu to, rộng trán, thường có khoáy trán, mõm dài, tai nhỏ và hơi chúc về phía trước. Vai lưng rộng, phẳng.

    Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)

    Lợn đực Mẹo

    Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)

    Lợn cái Mẹo

     

    Khả năng sản xuất

     

    Lợn đực thành thục lúc 5 tháng tuổi. Phối giống lúc 9-10 tháng (KL đạt 55 kg). Lợn nái đẻ 1 lứa/năm. SCSSS và SCCS 5-10 và 4-8 con/ổ. KL sơ sinh và cai sữa là 0,5-0,6 và 5-6 kg. Tỷ lệ móc hàm 75-78%. Tỷ lệ thịt nạc cao hơn các giống lợn nội Việt Nam khác, đó là 45-47%. Tỷ lệ mỡ thấp, chỉ có 15-20%. TKL trung bình 300-400 g/ngày. Thích nghi tốt với mọi điều kiện khí hậu, kể cả khi nhiệt độ trên 38oC. Khả năng kháng bệnh: tốt. Rất tạp ăn: Có thể gặm cỏ, ăn cỏ khô và thức ăn nghèo dinh dưỡng.

     

    Hướng sử dụng

     

    Nuôi khai thác thịt trong vùng núi nơi kinh tế và điều kiện chăn nuôi chưa tốt.

     

    5. Giống lợn Tàu Pha

     

    Nguồn gốc và phân bố

     

    Giống lợn Tàu Pha được tạo thành từ lâu đời do quá trình lai tạo giữa lợn địa phương với lợn Trung Quốc và chọn lọc tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam.

     

    Đặc điểm ngoại hình

     

    Tầm vóc cơ thể nhìn chung nhỏ con, đặc biệt, giống lợn này không ổn định về ngoại hình và màu sắc vì quá trình tuyển chọn mang tính tự phát không định hướng rõ.

     

    Khả năng sản xuất

     

    Ở lợn cái, SCSSS 7,5-8,0 con/ổ và SCCS 6,5-7,0 con/ổ. KL sơ sinh và cai sữa 0,33 và 3,3 kg. Mỗi nái đẻ 1,3-1,6 lứa/năm và sản xuất 10 con cai sữa/năm. Lợn đực có khả năng phối giống lúc 6-7 tháng tuổi, nhưng thường được sử dụng khi đạt 10 tháng tuổi. KL lúc 8 và 12 tháng tuổi 30 và 40kg. TKL 200g/ngày. Giết thịt trên 1 năm: tỷ lệ nạc 34%; Tỷ lệ mỡ 41%.

     

    Hướng sử dụng

     

    Nuôi lấy thịt ở vùng kinh tế thấp và khai thác thịt sử dụng làm nguồn thực phẩm đặc sản.

     

    6. Giống lợn Vân Pa

     

    Nguồn gốc

     

    Chủ yếu ở Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị.

     

    Đặc điểm ngoại hình

     

    Hình dáng giống như con chuột. Màu lông da đen bạc, thỉnh thoảng có phớt vàng hung. Lưng thẳng, thân hình gọn, đầu và cổ to, mõm nhọn, tai nhỏ. KL trưởng thành 35-40kg.

     

    Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)

    Lợn đực Vân Pa 

    Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)

    Lợn cái Vân Pa

     

    Khả năng sản xuất

     

    Lợn Vân Pa sinh sản kém. KL sơ sinh 250-300g/con. Phối giống lần đầu 7-8 tháng tuổi. Đẻ 1,5 lứa/năm. SCSSS 6-8 con/ổ và SCCS 5-6 con/ổ. KL 12 tháng tuổi 35 kg. Tỷ lệ nạc cao và tỷ lệ mỡ thấp. Thịt có mùi vị thơm ngon.

     

    Hướng sử dụng

     

    Chủ yếu được sử dụng làm nguồn thực phẩm đặc sản và nuôi tại vùng núi đồi.

     

    7. Giống lợn Phú Khánh

     

    Nguồn gốc và phân bố

     

    Giống lợn Phú Khánh được hình thành ở Phú Yên và Khánh Hòa do lai tạo giữa các giống địa phương Phú Khánh với lợn Cỏ, lai tiếp với lợn Trung bạch. Do thích nghi tốt với khí hậu vùng Phú Khánh nên được người chăn nuôi chọn lọc, nhân thuần và chúng trở thành nhóm lợn trắng giống Phú Khánh.

     

    Đặc điểm ngoại hình

     

    Lông trắng tuyền, thưa, thậm chí có loại hình rất thưa được nhiều người gọi lợn không lông; da trắng và mỏng; đầu nhỏ; mõm cong vừa phải; tai đứng hướng về phía trước; lưng thẳng; bụng to nhưng không sệ; ngực sâu và chân chắc khỏe nhưng đi bằng bàn.

     

    Khả năng sản xuất

     

    Lợn có 12 vú (10-14 vú). Lợn cái phối giống 260-270 ngày với KL đạt 60-65kg; lợn đực có thể giao phối lúc 3 tháng tuổi, nhưng tốt nhất là 8 tháng. Tuổi đẻ đầu là 400 ngày. SCSSS 8,5-10,0 con/ổ và SCCS 7,5-8,5 con/ổ. KL sơ sinh và cai sữa lúc 55 ngày: 0,7-1,0 và 7,0-8,0 kg. Khoảng cách lứa đẻ 190-210 ngày, đẻ 1,7-1,8 lứa/năm, cai sữa 14-16 con/năm

     

    KL 8 tháng vỗ béo là 70-80 kg. Thường vỗ béo để giết thịt lúc đạt 85-90 kg. Tiêu tốn thức ăn 4,0-4,5 kg. TKL 0,33kg/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ 76%; tỷ lệ nạc 38-43%; tỷ lệ mỡ 34-36%.

     

    Hướng sử dụng

     

    Nuôi để khai thác thịt và làm nái lai với lợn giống ngoại để khai thác thịt.

     

    8. Giống lợn Sóc

     

    Nguồn gốc và phân bố

     

    Chủ yếu ở các tỉnh vùng Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.

     

    Đặc điểm ngoại hình

     

    Tầm vóc cơ thể nhỏ. Mõm dài, nhọn. Da dày, mốc, lông đen, dài, có bờm dài dựng đứng. Chân nhỏ, đi bằng móng, rất nhanh nhẹn.

    Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)

    Lợn đực Sóc

    Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2) 

    Lợn cái Sóc

     

    Khả năng sản xuất

     

    KL sơ sinh 300-350 g/con, trưởng thành 40 kg/con. Tăng trưởng kém. Tuổi phối giống lần đầu 9-12 tháng. SCSSS  6-9 con, SCCS 5-7 con/ổ và đẻ 1,1-1,2 lứa/năm.

     

    Hướng sử dụng

     

    Nuôi để khai thác thịt lợn đặc sản.

     

    9. Giống lợn Thuộc Nhiêu

     

    Nguồn gốc và phân bố

     

    Giống Thuộc Nhiêu (TN) được hình thành từ lâu đời ở Thuộc Nhiêu, Dưỡng Điền, Tiền Giang, do được buôn bán chính ở chợ Thuộc Nhiêu nên được gọi tên là giống lợn TN. Năm 1900, từ giống lợn Trung Quốc nhập vào lai với lợn nội của ta và F1 lại cho lai tiếp với Craonnais (1920) để sản xuất lợn “Bồ Sụ”. Tiếp đó, giống Trung bạch nhập vào cho lai với Bồ Sụ tạo nên giống TN (1957). Thích nghi tốt với môi trường khí hậu ở vùng này nên được chọn lọc, nhân thuần và được công nhận giống lợn nội của ta vào năm 1981-1985.

     

    Đặc điểm ngoại hình

     

    Tầm vóc trung bình lớn của lợn nội nước ta: đầu to vừa phải, mõm hơi cong, mũi thẳng, tai nhỏ, dài và mỏng, hơi nghiêng về phía trước. Thân hình vuông, thấp, lưng thẳng, mông vai nở, đuôi ngắn. Chân nhỏ, thấp nhưng khoẻ mạnh, đi ngón, móng xòe. Dài mình, KL: 2 tháng tuổi đạt 9,4 kg; 12 tháng tuổi là 90kg và trưởng thành là 140 kg. Lông, da trắng tuyền và có thể có một số điểm đen quanh mắt và trên toàn thân.

    Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)

    Giống lợn Thuộc Nhiêu

     

    Khả năng sản xuất

     

    Lợn đực sử dụng phối giống lúc 7 tháng tuổi (KL 60kg); lợn cái có tuổi phối giống lần đầu là 7-8 tháng (KL 60-80 kg); tuổi đẻ lần đầu 355 ngày; SCSSS 9,5 con (9,0-11,0 con) và SCCS là 8,0-9,0 con. KL sơ sinh và cai sữa 60 ngày là 0,8-1,8 và 8,0kg/con. Khoảng cách lứa đẻ 180-190 ngày và đẻ 1,8-2,0 lứa/năm, cai sữa 16-18con/năm. KL 8 tháng đạt 73-84 kg và giết thịt khi đạt 80-85kg. Tăng KL thấp: 0,31-0,38kg/ngày (nuôi tốt đạt 0,45 kg/ngày). KL giết thịt 85kg. Tỷ lệ móc hàm 74-75%; tỷ lệ nạc 32-43%; tỷ lệ mỡ 33,0-39,0%. Tiêu tốn thức ăn cao: 4,4 kg/kg trong giai đoạn nuôi vỗ béo: 30 đến 85kg.

     

    Hướng sử dụng

     

    Nuôi để khai thác thịt ở các cơ sở chăn nuôi có điều kiện trung bình và làm nái nền lai với lợn nhập nội để khai thác thịt.

     

    PGS TS Nguyễn Văn Đức 

     

    1 Comment

    1. Nguyễn Văn Hiến

      Tôi cần mua giống lợn Vân Pa ở đâu

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.