Nghiên cứu này nhằm ước tính mức độ và khuynh hướng di truyền một số tính trạng sinh trưởng và năng suất trứng của 2 dòng gà Lạc Thủy (LT1 và LT2) sau 3 thế hệ chọn lọc tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi. Kết quả phân tích di truyền trên dữ liệu của 5.525 cá thể ở dòng LT1 và 2.025 cá thể ở dòng LT2 cho thấy khối lượng 8 tuần và 20 tuần tuổi ở dòng gà LT1, và năng suất trứng 38 tuần tuổi ở dòng gà LT2 đều có khả năng di truyền ở mức trung bình (tương ứng 0,348; 0,235 và 0,299). Về khuynh hướng di truyền, cả ba tính trạng này đều cho thấy cải thiện rất tích cực qua ba thế hệ, với mức tăng bình quân là 23,3g; 57,2g và 1,0 quả trứng/thế hệ tương ứng với ba tính trạng chọn lọc.
Gà trống Lạc Thủy (Ảnh: Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn giống vật nuôi)
Việc chọn tạo dòng trống LT1 và dòng mái LT2 tách biệt theo định hướng sản xuất khác nhau bước đầu đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tốc độ cải tiến di truyền ở hai dòng gà LT1 và LT2, cần tiếp tục ước tính giá trị giống của các tính trạng mục tiêu phục vụ công tác chọn lọc trong các thế hệ tiếp theo.
Từ khóa: Hệ số di truyền, khuynh hướng di truyền, dòng gà LT1, LT2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các giống gà bản địa là một trong các đối tượng vật nuôi quan trọng trong chiến lược phát triển chăn nuôi ở Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, cũng như trong giai đoạn 2021-2030. Ngoài định hướng phát triển các dòng vật nuôi đặc sản với chất lượng thịt thơm ngon, các giống gà bản địa ngày càng được quan tâm do khả năng thích nghi với các điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, chịu được kham khổ với chế độ ăn nghèo dinh dưỡng và có sức kháng bệnh tốt hơn so với các giống gà thương mại (Tadelle và ctv, 2000).
Mặt khác, đây còn là một trong các nhiệm vụ bảo tồn tính đa dạng sinh học về nguồn gen vật nuôi và sử dụng để lai tạo với các giống gà công nghiệp cao sản nhằm gia tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi gia cầm (Fassill, 2010). Hơn thế nữa, với nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm chăn nuôi “hữu cơ” chất lượng cao của người tiêu dùng, các giống gà bản địa nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm vì chúng là thànhphần quan trọng của hệ thống sản xuất tạo ra các
sản phẩm này.
Cặp gà Lạc Thủy (Ảnh: Trung tâm thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi)
Nhiều nghiên cứu trên thế giới về đa dạngsinh học đã chỉ ra tiềm năng di truyền cao đối với các tính trạng năng suất ở các giống gà bản địa (Muchadeyi và ctv, 2007, Mwacharo và ctv,2007, Halima và ctv, 2009). Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu chọn lọc giống gà Tàu vàng ở các tỉnh Phía Nam (Trần Văn Tịnh và ctv, 2012; Nguyen Huu Tinh, 2016). Tuy nhiên, đối với các tính trạng kinh tế quan trọng của gà bản địa như sinh trưởng và đặc biệt là năng suất trứng còn rất thấp do bản năng ấp bóng chưa loại bỏ được. Ở Việt Nam, giống gà bản địa Lạc Thủy (Hòa Bình) cũng có những hạn chế tương tự. Do vậy, việc chọn lọc, tạo dòng và đánh giá khả năng di truyền, khuynh hướng di truyền của các tính trạng năng suất đối với các giống gà bản địa Việt Nam nói chung và Lạc Thủy nói riêng là rất quan trọng cho bước tiếp theo trong chương trình cải tiến di truyền lâu dài. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu nhằm ước tính mức độ di truyền và khuynh hướng di truyền một số tính trạng sinh trưởng và năng suất trứng của của dòng gà Lạc Thủy (LT1 và LT2) sau ba thế hệ thu thập nguồn gen, chọn lọc và tạo dòng tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi.
KẾT LUẬN
Khả năng di truyền của tính trạng KL8tt và KL20tt ở dòng gà LT1, cũng như NST38tt ở dònggà LT2 đều ở mức trung bình, tương ứng 0,348; 0,235 và 0,299. Mối tương quan di truyền giữa KL8tt và KL20tt ở dòng gà LT1 rất chặt chẽ nên chọn lọc nâng cao KL có thể thực hiện sớm, lúc 8 tuần tuổi. Cả ba tính trạng này đều cho thấy khuynh hướng di truyền rất tích cực qua 3 TH chọn lọc, với mức tăng bình quân là 23,3g; 57,2g và 1,0 quả trứng/TH. Việc chọn tạo dòng trống LT1 và dòng mái LT2 tách biệt theo định hướng sản xuất khác nhau bước đầu đạt được theo mục tiêu nghiên cứu. Để đẩy nhanh tốc độ cải tiến di truyền hai dòng gà LT1 và LT2, cần ước tính GTG của các tính trạng mục tiêu phục vụ công tác chọn lọc trong các TH tiếp theo.
Tác giả: Nguyễn Thị Mười1*, Phạm Công Thiếu1, Nguyễn Huy Đạt2 và Phạm Thị Thanh Bình1
1 Viện Chăn nuôi
2 Hội Chăn nuôi Việt Nam
* Tác giả liên hệ: ThS. Nguyễn Thị Mười, GĐTT Thực nghiệm
và Bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi; Điện thoại: 0989019578;
Email: [email protected]
Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi – Hội Chăn nuôi Việt Nam
Để xem toàn bộ bài báo, kính mời quý độc giả đọc tại: http://hoichannuoi.vn/tap-chi-khkt-chan-nuoi-so-thang-102020.html
- gà lạc thủy li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất