2020 là một năm đặc biệt với ngành chăn nuôi Việt Nam khi trải qua hàng loạt những sự kiện lớn chưa từng có trong lịch sử.
Năm 2020 là một năm đặc biệt đối với lĩnh vực chăn nuôi lợn. Ảnh: Trần Minh.
Nóng hổi với giá lợn
Với ngành chăn nuôi Việt Nam, năm 2020 không thể không nhắc đến câu chuyện xoay quanh con lợn. Có những thời điểm giá lợn hơi và giá thịt lợn nóng từ nông thôn đến thành thị, từ nghị trường Quốc hội tới các cuộc họp thường kỳ, cuộc họp điều hành giá của Chính phủ.
Chưa bao giờ trong lịch sử mà người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng phải thốt lên rằng, “giá lợn hơi tăng như vậy là quá đáng”. Quả thực, trong lịch sử ngành chăn nuôi Việt Nam, lần giá lợn tăng cao nhất cũng chỉ lên tới 62.000 đồng/kg, song năm 2020 giá lợn hơi đã có thời điểm chạm mốc 100.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá lợn hơi biến động và tăng mạnh năm 2020 ai cũng biết là do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, một dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm với con lợn, xuất hiện từ năm 2021, nhưng đến nay chưa có vacxin, chưa có thuốc điều trị mà tỉ lệ gây chết lợn khi mắc phải lên tới 100%.
Dù so với Trung Quốc, Việt Nam đã rút ngắn thời gian khống chế được dịch từ 17 tháng xuống 13 tháng, song bệnh dịch tả lợn Châu Phi cũng đã kịp gây thiệt hại khoảng 6 triệu đầu lợn, tổng đàn lợn nái sụt giảm mạnh từ gần 4 triệu con xuống mức đáy chỉ còn 2,7 triệu con.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng thở phào cho biết, đến giờ này có thể khẳng định giá lợn hơi đã giảm theo đúng dự báo và lộ trình ngành nông nghiệp đề ra là cuối quý 3 đầu quý 4.
Để có được thành công này, theo ông Nguyễn Văn Trọng là do có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, chủ động, sát sao của Bộ NN-PTNT khi giữ được cơ bản đàn lợn cụ kỵ, ông bà 109.000 con, tư liệu quan trọng đầu tiên để việc tái đàn thành công.
Theo ông Trọng, tính đến hết năm 2020, tổng đàn nái của Việt Nam đã tăng lên 3 triệu con, tổng đàn lợn cả nước đạt trên 26 triệu con, bằng 85% so với trước dịch. Đặc biệt, 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn cả nước tăng lên 5,55 triệu đầu lợn, chiếm 23% tổng đàn lợn của cả nước. So với lúc trước dịch, khối doanh nghiệp chăn nuôi lớn tăng trưởng tới 160% và so với ngày 1/1/2020 tăng 155%.
Bên cạnh đó, nhờ có rất nhiều chính sách hỗ trợ tốt về con giống, đất đai, cơ chế, đến nay đã có tới 16 tỉnh, thành tái đàn vượt 100% so với trước dịch, điển hình như Bình Phước tăng trưởng tới 170%, tổng đàn lợn từ 800.000 con nay đã tăng lên mức 1,3 triệu con.
Bên cạnh thành quả của việc tăng đàn, tái đành thành công trong thời gian ngắn kỷ lục, Bộ NN-PTNT cũng đã kịp thời tham mưu Chính phủ lần đầu tiên cho nhập khẩu thịt lợn từ Nga và lợn sống thương phẩm từ Thái Lan một cách an toàn, qua đó góp phần tạo hiệu ứng tâm lí hạ nhiệt giá lợn, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tín hiệu rất mừng với ngành chăn nuôi năm 2020 là có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giết mổ và chế biến thay vì chỉ đầu tư nhà máy thức ăn chăn nuôi và con giống. Ảnh: MML.
Thu hút dự án đầu tư kỷ lục
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, 2019 – 2020 là giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với ngành chăn nuôi nước ta, nhưng cũng chính là giai đoạn đặc biệt thăng hoa với ngành chăn nuôi ở lĩnh vực thu hút đầu tư.
Dù chưa có con số thống kê chính thức, nhưng điểm qua một số dự án đang đầu tư và đã khánh thành, 2020 chính là năm có làn sóng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi sôi nổi nhất.
Trong đó, các doanh nghiệp đã có tên tuổi trong ngành chăn nuôi gia cầm như: Minh Dư, Cao Khanh, Dabaco… tiếp tục nâng cấp, mở rộng nâng cấp nhà máy con giống hiện đại hàng đầu thế giới với quy mô hàng trăm triệu con giống mỗi năm.
Các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp ngoài ngành cũng liên tiếp có những dự án đầu tư quy mô vào chăn nuôi như: Cargill, Japfa, Hòa Phát, Thaco, Mavin, Hùng Nhơn, Tân Long… với tổng giá trị đầu tư lên tới cả tỉ USD.
Điểm đáng mừng là hầu hết các dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam đều là những dự án quy mô lớn, công nghệ cao, chăn nuôi quy trình khép kín, là nền tảng, tiền đề quan trọng để ngành chăn nuôi Việt Nam từng bước hiện đại hóa, phát triển bền vững.
Gần đây nhất, ngày 23/12, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chính thức khánh thành Nhà máy giết mổ gia cầm lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại tỉnh Bình Phước với quy mô đầu tư 250 triệu USD. Giai đoạn 1 của dự án sẽ có quy mô giết mổ 50 triệu con gà/năm và giai đoạn 2 nâng công suất lên 100 triệu con gà/năm, trở thành tổ hợp nhà máy con giống, gia công, giết mổ, chế biến gà lớn nhất Đông Nam Á.
Năm 2020 ngành chăn nuôi đón làn sóng đầu tư kỷ lục của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Ảnh: Mavin.
Trước đó, ngày 3/10, Công ty Cổ phần Masan MEATLife trực thuộc Tập đoàn Masan chính thức đưa Tổ hợp chế biến thịt MEAT Deli Sài Gòn tại tỉnh Long An trị giá 1.800 tỷ đi vào hoạt động với công suất thiết kế 1,4 triệu con heo/năm, tương đương với 155.000 tấn sản phẩm thịt mát và thịt chế biến từ thịt mát.
Như vậy, cùng với Nhà máy MEAT Hà Nam khánh thành tháng 12/2018, Masan hoàn toàn đủ khả năng cung ứng được cơ bản nhu cầu tiêu thụ thịt mát cho hai thành phố lớn nhất của cả nước là TP.HCM và Hà Nội và tương lai là cho hàng chục triệu dân của Việt Nam.
Bên cạnh việc đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, giết mổ lợn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan còn công bố rót vốn sở hữu 51% Công ty Cổ phần 3F Việt, chính thức bước chân vào lĩnh vực giết mổ gia cầm.
Việc có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực chế biến, giết mổ vốn đòi hỏi suất đầu tư lớn, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro thay vì chỉ tập trung vào phần ngọn là sản xuất con giống, cho thấy khát vọng, bản lĩnh và tầm nhìn của các doanh nghiệp chăn nuôi, bởi nếu không có được một hệ thống giết mổ chế biến đủ lớn, đủ hiện đại, khép kín, ngành chăn nuôi Việt Nam khó có thể trưởng thành và vươn ra thế giới.
Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, mặc dù năm 2020 vẫn chưa hết khó khăn, nhưng chứng kiến các tỉnh miền Trung phải trải qua 9 cơn bão liên tiếp, trong đó có những cơn bão với lượng mưa lớn chưa từng có trong lịch sử gây thiệt hại nặng nề, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, các doanh nghiệp, đơn vị, trung tâm trong ngành chăn nuôi đã ngay lập tức ủng hộ 1,1 triệu con giống gia cầm, 300 tấn thức ăn chăn nuôi cùng rất nhiều vật tư, thuốc thú y, vacxin, thuốc sát trùng trị giá nhiều tỷ đồng và hiện đã bàn giao xong.
2020 cũng chính là mốc lịch sử quan trọng với ngành chăn nuôi Việt Nam khi từ ngày 1/1/2020, Luật Chăn nuôi chính thức có hiệu lực. Lần đầu tiên chăn nuôi trở thành ngành nghề có điều kiện với hệ thống thể chế, pháp lý đầy đủ, hiện đại quản lý xuyên suốt từ con giống tới chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ và môi trường.
Ngày 16/10/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1520 phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành chăn nuôi có được một chiến lược phát triển bài bản, dài hơi và xứng tầm với vai trò, vị thế của ngành chăn nuôi trong tổng thể nền kinh tế của đất nước.
Năm 2020 cũng là năm bước ngoặt với ngành chăn nuôi khi rất nhiều giống vật nuôi có giá trị và tiềm năng được đưa vào quản lý, điển hình là nghề nuôi chim yến. Hiện Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành liên quan đang thực hiện các bước đàm phán xúc tiến để chính thức đưa tổ yến trở thành mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Qua đó, tạo tiền đề quan trọng để nâng sản lượng tổ yến của Việt Nam từ 150 tấn/năm lên 300 tấn/năm, trở thành ngành hàng nông nghiệp xuất khẩu tỷ USD tiếp theo.
Nguyên Huân
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- ngành chăn nuôi việt nam li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất