[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chưa bao giờ vấn đề môi trường lại sục sôi trong Quốc hội như năm vừa qua. Ở khúc ruột miền Trung lũ chồng lũ, bão chồng bão, sạt lở đất đã chôn vùi nhà cửa, hàng trăm người chết, mất tích, bị thương. Vùng quê nghèo trải dài từ Quảng Nam đến Hà Tĩnh với bao nhiêu tai nạn, tang tóc gây xúc động trên toàn quốc. Người ta tìm nguyên nhân có phải vì thủy điện nhỏ, có phải vì phá rừng, nguyên nhân tự con người hay từ thiên nhiên. Những cuộc tranh luận nảy lửa giữa các đại biểu Quốc hội và các bộ trưởng chưa bao giờ ngưng nghỉ.
Cũng đúng thôi, ở miền quê nghèo gặp được thủy điện người ta như vớ được vàng. Các đập thủy điện giúp dân tích lũy nước vào mùa mưa để có nước ngọt cho mùa khô không chỉ giúp cây cỏ xanh tươi suốt năm mà còn là không thể thiếu cho sinh hoạt con người. Nhưng cũng chính từ nó có thể gây nên những tai họa như sạt lở. Đó là chưa kể trong quá trình làm đập thủy điện nhỏ người ta đã không kiểm soát được việc phá hoại rừng đầu nguồn và đến bây giờ thiệt hại mới thật khôn lường.
Ai cũng biết thủy điện nhỏ thường do các địa phương duyệt dự án, các công ty nhỏ tại địa phương tự làm cho nên có lúc những sai sót là dễ thấy. Để có tiền vốn ban đầu, các công ty con thông thường phải khai thác rừng để có gỗ, từ đó mà sự khống chế của con người đối với rừng đầu nguồn bị lơi lỏng. Chính quyền địa phương nơi nào cũng nói rừng đầu nguồn đã được rừng trồng thay thế, cơ quan quản lý thì luôn biện bạch rằng đóng mở đập là đúng quy trình, thế nhưng chưa bao giờ những cơn lũ lại ghê gớm như trong thời gian vừa qua.
Có một nguyên nhân dễ tìm nhất là đổ cho thiên nhiên cho biến đổi khí hậu tạo nên mưa nhiều, lũ quét. Cũng đúng thôi, nói đến biến đổi khí hậu thì không ai tranh luận được. Nhưng vì sao những con người miền Trung kiên cường lại chưa lúc nào được thiên nhiên buông tha? Những người hiểu biết về thủy lợi đều lo lắng khi thấy ở nơi hay gọi là khúc ruột miền Trung, trên những con sông tuy rất ngắn và dốc mà có khi hai, ba cái đập chồng lên, thử hỏi rừng cò mấy nữa đâu?
Những người làm công tác nông nghiệp đã cùng nông dân trồng lại rừng nhưng thật không may là rừng trồng rất khó giữ nước. Ta hay nói đến “vườn tạp”, “rừng đầu nguồn”, cái có vẻ không thu lợi được nhiều nhưng tác dụng giữ nước thì lại tuyệt vời. Những trận mưa dù hung hãn đến đâu thì nước của nó cũng phải len lỏi chật vật mới ra khỏi rừng, còn bây giờ thì nước chảy thỏa sức gây nên lũ ống, lũ quét kinh hoàng!
Mọi người đều biết các công trình dù tốt đến mấy cũng có mặt tốt, mặt xấu. Thiết nghĩ kết tội cho thủy điện nhỏ là không công bằng. Tội ở đây có lẽ phải tìm ở con người, do thiết kế sai lầm, do quản lý lỏng lẻo hay còn do các nguyên nhân khó nói. Chắc chắn là còn nhiều lý do mà ta chưa nắm hết, chẳng biết trong đó có lỗi của ngành chăn nuôi, ngành nông nghiệp mình không.
Tôi giật mình khi nhớ không lâu trước đây, có lúc đã xộn rộn lên chuyện nông dân phá rừng trồng sắn để chăn nuôi và còn để chế alcohol làm xăng sạch chống ô nhiễm. Các cơ quan nhà nước luôn phải bảo vệ mình mỗi khi xảy ra sạt lở. Ai cũng bảo đúng quy trình, ai cũng bảo thiên tai lớn quá chưa từng thấy, nhưng ít khi nhận về mình các sai sót trong thiết kế, điều hành.
Các cơ quan truyền thông có khi sẵn sàng giật tít để khoe những thành tựu không đáng làm, ví như “Việt Nam tham gia câu lạc bộ tỷ đô la từ xuất khẩu sắn”. Người phóng viên nhạy cảm thì biết từ nhiều thập kỷ trước đây Bộ Nông nghiệp đã có chủ trương không mở rộng trồng sắn vì gây xói mòn đất, gây ô nhiễm do chế biến và hiệu quả kinh tế rất thấp. Hiện nay khi ở nhiều nơi người ta đã thu được hàng trăm triệu đồng trên mỗi hecta, thì trồng sắn quảng canh chỉ được vẻn vẹn được chừng 20 triệu. Lại có người còn đề xuất trồng thâm canh để có năng suất cao hơn, họ đâu biết nếu đã có vốn để thâm canh thì người ta sẽ chọn cây công nghiệp, cây ăn quả để có hiệu quả cao hơn hàng chục lần.
Tôi nhớ lại những năm 80 thế kỷ trước, lãnh đạo huyện Ba Vì (thuộc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) đã ra nghị quyết không cho phát triển trồng sắn với thông điệp “Ai muốn trồng sắn thì ra khỏi Ba Vì”. Tuy không làm được triệt để nhưng chủ trương của những người lãnh đạo huyện Ba Vì lúc bấy giờ thật sáng suốt làm sao!
Có lẽ cũng nên nói thêm đôi chút về ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi – hiện tượng dễ thấy trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hại đến sức khỏe con người về qua đường hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo các virus biến thể từ các dịch bệnh như: Lở mồm long móng, dịch bệnh Tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Chăn nuôi nhỏ lẻ và cả chăn nuôi tập trung cao độ nếu không được cải thiện và đầu tư đúng mức thì luôn tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường, nhất là trong thời kỳ đại dịch hiện nay.
GS Lê Viết Ly
Hội Chăn nuôi Việt Nam
- môi trường li>
- GS Lê Viết Ly li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất