Nâng cao năng suất sinh sản của lợn đực giống (P3) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Nâng cao năng suất sinh sản của lợn đực giống (P3)

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá nhảy cho lợn đực giống rất đa dạng trông giống như hình lợn cái. Giá nhảy được làm bằng rất nhiều loại vật liệu khác nhau, có thể là xi măng, gỗ, sắt thép, lốp ô tô hỏng… miễn là tiện lợi, rẻ tiền và phù hợp với điều kiện sản xuất.

     

    B. NUÔI DƯỠNG, TẬP LUYÊN, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ ĐỰC GIỐNG (tiếp theo)

     

    2. Tập luyện (huấn luyện) đực nhảy giá và lấy tinh

     

    a) Giá nhảy cho đực giống:

     

    Giá nhảy cho lợn đực

     

    Giá nhảy cho lợn đực giống rất đa dạng trông giống như hình lợn cái. Giá nhảy được làm bằng rất nhiều loại vật liệu khác nhau, có thể là xi măng, gỗ, sắt thép, lốp ô tô hỏng… miễn là tiện lợi, rẻ tiền và phù hợp với điều kiện sản xuất.

     

    Giá nhảy có thể cố định hoặc di động hay điều chỉnh được để phù hợp với tầm vóc lợn đực và người sử dụng. Dọc theo sườn giá nhảy nên tạo mấu gác chân, mấu này giúp cho đực giống thuận lợi khi nhảy lên giá. Giá được bao phủ bằng một tấm đệm cao su hoặc mền mềm mại, êm để đực giống có cảm giác khi nhảy ôm, tỳ lên đó.

     

    Giá nhảy được để một nơi yên tĩnh hoặc phòng lấy tinh, có 1-2 rào chắn so le, rào này giúp người lấy tinh xử lý các tình huống, dễ dàng thoát mỗi khi có những đực hung hăng, bức xúc, tấn công người. Trên thực tế, giá thường được đặt tại một góc của phòng lấy tinh và sát tường. Như vậy, sẽ hạn chế được sự đi lại của đực giống xung quanh giá nhảy, đồng thời giúp cho kỹ thuật viên thao tác lấy tinh nhanh, dễ dàng khi phải đẩy lợn trèo lên giá nhảy.

     

    b) Huấn luyện nhảy giá, lấy tinh

     

    Để lấy tinh, trước hết tập cho lợn đực phản xạ nhảy giá. Đầu tiên, cho đực giống làm quen với giá nhảy. Đối với lợn, giai đoạn này không khó. Những con có tính dục hăng, mạnh mẽ, khi phát hiện ra giá nhảy (giống với lợn cái) sẽ nhảy ngay. Những con khó tính hơn, sẽ lâu hơn. Đối với nhưng con khó tính, không chịu nhảy giá phải sử dụng một số pháp sau:

     

    +). Cho lợn xem (quan sát) lợn đực khác nhảy giá, sau đó cho lợn này tiếp xúc với giá nhảy, sau một vài lần như vậy, đực giống sẽ nhảy được.

     

    +). Lấy niêm dịch của lợn cái động dục tiết ra, bôi lên giá nhảy, tạo mùi hưng phấn, kích thích để đực nhảy lên, khi đã tạo phản xạ một vài lần, không cần bôi niêm dịch này nữa.

     

    +). Dùng một lợn cái nhốt dưới gầm giá nhảy để tạo mồi. Lợn đực sẽ bị kích thích mạnh, lợn sẽ nhảy. Khi lợn nhảy quen, không dùng cái nữa.

     

    +). Cưỡng bức lợn đực nhảy giá bằng cách đẩy lợn trèo lên và bắt lợn ôm ghì lấy giá đồng thời dùng tay kích thích bao dương vật để lợn có phản xạ cương cứng cho dương vật ra bên ngoài. Sau vài lần, lợn quen, tự nhảy.


    Kỹ thuật viên lấy tinh luôn luôn nhớ đề phòng sự phản ứng của đực giống
    .

     

    c) Lấy tinh

     

    (Ảnh sưu tầm)

    Để lấy tinh được tốt, chất lượng tinh đảm bảo, kỹ thuật viên phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, trong đó lưu ý đặc biệt về là vấn đề vệ sinh.

     

    -). Chuẩn bị lấy tinh

     

    +) Tắm rửa cho đực giống, lưu ý kỳ cọ sạch chỗ rốn vào, ra của dương vật;

     

    + Vệ sinh giá nhảy, môi trường xung quanh chỗ lấy tinh;

     

    + Điều chỉnh nhiệt độ nước ở khay làm ấm từ 36-380C;

     

    + Chuẩn bị hỗn hợp nước cất và môi trường pha loãng tinh, đặt hỗn hợp này vào khay làm ấm;

     

    + Môi trường pha loãng tinh trong hỗn hợp trên phải hòa tan hoàn toàn;

     

    + Sử dụng giấy lọc loại dùng một lần phủ lên ca lấy tinh, đặt lên trên 3-5 miếng gạc hoặc giấy hút. Buộc chúng bằng dây chun.

     

    -). Lấy tinh

     

    + Di chuyển lợn đực vào phòng có giá lấy tinh;

     

    + Khi đực hăng, kỹ thuật viên đeo gang tay (loại dùng một lần) làm vệ sinh cho đực giống đặc biệt nước tiểu, bên trong và bên ngoài xung quanh bao dương. Sau đó dùng giấy hoặc khăn lau khô, sạch xung quanh dương vật;

     

    + Đeo gang tay (loại dùng một lần) rồi quấn 4-5 vòng giấy vệ sinh vào tay, sau đó nắm lấy dương vật tại vị trí hình xoắn ốc, tạo một lực vừa đủ hỗ trợ kéo nhẹ dương vật theo nhịp thúc của đực giống.

     

    + Hỗ trợ giúp đực tự đưa dương vật xuống;

     

    + Bỏ không lấy phần chất keo, tinh thanh ban đầu, chỉ lấy phần tinh đậm đặc;

     

    + Tạo một lực thích hợp, vừa đủ lên dương vật cho đến khi đực giống xuất tinh hoàn toàn;

     

    + Sau khi xuất tinh xong, đực giống sẽ tự xuống khỏi giá;

     

    + Chuyển phần tinh vừa lấy vào phòng kiểm tra, đánh giá và pha chế;

     

    + Chuyển đực giống về chuồng;

     

    + Ghi chép ngày, giờ lấy tinh và tên đực giống để tiện theo dõi và quản lý.

     

    d) Kiểm tra chất lượng và pha chế tinh

     

    -). Kiểm tra tinh dịch. Tinh khi lấy xong, chuyển vào phòng kiểm tra và pha chế. Chất lượng tinh là yếu tố quan trọng để đạt được tỷ lệ thụ thai cao. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịchnhư sau: Màu sắc tinh dịch; Độ pH của tinh dịch, Lượng xuất tinh(ký hiệu làký hiệu là V); Hoạt lực tinh trùng (ký hiệu là A); Nồng độ tinh trùng/ml tinh dịch (ký hiệu là C); Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (ký hiệu là VAC); Tỷ lệ kỵ hình (ký hiệu là K); Sức kháng của tinh trùng (ký hiệu là R); Áp suất thẩm thấu của tinh dịch (ký hiệu là Posm). Ngoài các chỉ tiêu nêu trên, nếu có điều kiện xác định thêm tỷ lệ Acroxoom còn nguyên vẹn của tinh trùng theo công thức của Nguyễn Tấn Anh (1990).

     

    -). Pha chế tinh dịch. Mục tiêu của pha chế tinh dịch là: Tăng số liều tinh phối giống từ đực giống; Kéo dài thời gian có khả năng phối giống của tinh sau khi ra ngoài cơ thể. Để đáp ứng được mục tiêu trên, môi trường dùng pha chế phải đảm bảo: Cung cấp năng lượng cho tinh trùng; Chống sốc cho tinh trùng; Dung dịch đêm, đẳng trương cho tinh trùng; Hạn chế vi trùng, vi khuẩn, mần bệnh phát triển làm hại đến khả năng sống của tinh trùng.

     

    Hiện nay, môi trường pha loãng tinh dịch rất nhiều nguồn và rất đa dạng. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh của từng nơi, từng trại, người kỹ thuật viên nghiên cứu áp dụng cho phù hợp. Khi pha tinh cần lưu ý một số điểm:

     

    +). Tinh nguyên sau khi lấy, được kiểm tra đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quy định mới đem pha chế, sử dụng trong TTNT(QĐ 67/2002/QĐ – BNN, ngày 16 tháng 07 năm 2002).

     

    +). Tỷ lệ pha loãng tinh dịch phụ thuộc vào: số lượng và chất lượng tinh dịch khi đánh giá;

     

    +). Yêu cầu chất lượng tinh sau pha loãng và tiêu chuẩn tinh dịch sử dụng trong TTNT cho lợn;

     

    +). Lần pha đầu tiên theo tỷ lệ (môi trường)1:1(tinh dịch), Pha lần hai theo tỷ lệ cần pha. Luôn ghi nhớ: môi trường pha loãng đổ từ từ vào tinh dịch hoặc môi trường đã có tinh, không đổ ngược lại.

     

    +). Thời gian từ lúc kiểm tra đánh giá đến lúc pha chế tinh không để quá 20 phút;

     

    +). Sau khi pha chế xong, tinh được rót vào các bịch (bình), lọ. Mỗi bịch, lọ là một liều dẫn (có thể là 50. 80 hoặc 100ml).

     

    +). Ghi chép tên giống, số hiệu đực giống, ngày sản xuất tinh lên bịch hoặc lọ tinh. Ghi chép vào sổ để theo dõi, quản lý các chỉ tiêu: Ngày tháng lấy tinh, giống, số hiệu đực, lượng tinh dịch; chất lượng tinh dịch, tỷ lệ pha, chất lượng tinh sau khi pha chế, số lượng liều tinh đã pha chế, đóng để sử dụng, thể tích tinh dịch đóng cho mỗi một liều dẫn, tình trạng của đực giống trước, trong và sau khi lấy tinh.

     

    -). Bảo quản, vận chuyển. Sau khi pha chế, đóng liều, toàn bộ tinh được đưa vào tủ bảo quản. Khi bảo quản chu ý:

     

    +). Duy trì nhiệt độ tủ bảo quản từ 16 -180C;

     

    +). Tùy môi trường dài ngày hay ngắn ngày, tinh bảo quản khoảng 3-5 ngày. Tất nhiên không loại trừ, trong thời gian bảo quản, kiểm tratinh không đạt yêu cầu đều đem hủy;

     

    +). Hàng ngày nên lắc nhẹ lọ (đảo tinh), bình tinh 3-4 lần vào buổi sáng và buổi chiều;

     

    +). Hàng ngày lấy mẫu tinh kiểm tra vào buổi sáng, tinh không đạt yêu cầu, tinh quá thời gian bảo quản đều đem hủy. Các thao tác kỹ thuật khi kiểm tra tinh, người kỹ thuật phải tuyệt đối tuân thủ;

     

    +). Khi phân phối, vận chuyển hoặc lấy tinh đi phối giống, tránh để tinh tiếp xúc với ánh sáng;

     

    +). Vận chuyển tinh đi đường phải để tinh trong hộp, thùng xốp, tránh va đập, lắc lư mạnh;

     

    +). Tinh lấy ra sử dụng không hết, khi quay về phải đưa ngay tinh vào tủ bảo quản.

     

    -). Dẫn tinh. Dẫn tinh viên phải thực hiện đúng quy trình thụ tinh nhân tạo cho lợn.

     

    PGS TS Hoàng Kim Giao

    Tóm lại, chọn được lợn đực giống tốt; chăm sóc nuôi dưỡng đúng, phù hợp; tập luyện, huấn luyện nhảy giá, lấy tinh tốt; pha chế bảo quản tinh, vận chuyển tinh theo tiêu chuẩn; phối giống đúng yêu cầu kỹ thuật → tỷ lệ thụ thai cao, số con đẻ /lứa nhiều, tỷ lệ sống của đàn con cao, sức sống đời con cao, hiệu quả kinh tế chăn nuôi tốt. Đấy là kết quả của công tác chọn lọc, nuôi giữ đực giống./.

    1 Comment

    1. Nguyễn M

      Ý nghĩa của việc pha loãng tinh dịch?

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.