[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau gần 20 năm triển khai thực hiện, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật đã mang lại kết quả rất tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Song theo thời gian, các Luật đã bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại, không còn phù hợp cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời để phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu cũng như tại Việt Nam trong xu thế hội nhập.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội và ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam chủ trì hội thảo
Việt Nam là nước có không gian, tiềm năng sản xuất nông sản, thực phẩm rất lớn, không chỉ sản xuất đủ nông sản, thực phẩm cho tiêu dùng mà còn là nước thuộc Top đầu về xuất khẩu nông sản, thực phẩm trên thế giới, góp phần quan trọng trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu và là trụ đỡ cho kinh tế quốc gia.
Năm 2024 Kim ngạch nông sản xuất khẩu của Việt Nam, ước đạt 62 tỷ USD, tăng khoảng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023 tới trên 185 nước và vùng lãnh thổ. Tuy vậy, phần lớn nông sản của chúng ta vẫn xuất khẩu ở dạng thô, giá trị thấp, hiệu quả chưa cao, trong khi giá thành sản xuất cao và tỷ lệ chế biến sâu còn rất thấp.
Một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến những tồn tại nêu trên, đó là thói quen canh tác, chế biến chậm đổi mới và còn nhiều quy định về thể chế pháp luật chưa phù hợp, gây khó khăn, phiền hà cho người sản xuất, làm phát sinh chi phí sản phẩm và lỡ cơ hội kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Tồn tại nhiều bất cập
Theo Bộ NN&PTNT, thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn (TCQC) kỹ thuật từ năm 2006, đến nay, lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp đã có 1.359 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và 114 quy chuẩn quốc gia. Trong đó, tất cả nhóm sản phẩm hàng hoá thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn” và 11 nhóm hàng hoá thuộc “Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành” thuộc trách nhiệm của Bộ NN&PTNT đều đã có quy chuẩn quốc gia và TCVN để quản lý.
Phát biểu tại hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (CLSPHH) và Luật TCQC kỹ thuật lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm” do Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi và các Hiệp hội ngành hàng tổ chức ngày 13/12/2024, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng: Luật CLSPHH và Luật TCQC kỹ thuật là hai đạo luật có tác động đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo chất lượng, an toàn và thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Đến nay, sau gần 20 năm triển khai thực hiện đã mang lại kết quả rất tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Song theo thời gian, với tốc độ phát triển rất nhanh “Thần tốc” của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế thế giới, các Luật trên tại Việt Nam đã bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại, không còn phù hợp cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời để phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu cũng như tại Việt Nam trong xu thế hội nhập. Đây cũng là nội dung các Bộ, ngành liên quan đã và đang để xuất Quốc hội đưa vào Chương trình các Luật sửa đổi trong năm 2024-2025.
Phát biểu về tác động của Luật CLSPHH và Luật TCQC kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết: “Đây là những luật (gốc) có phạm vi ảnh hưởng, tác động rất rộng, chi phối toàn bộ điều kiện sản xuất, kinh doanh, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam”.
Theo thống kê chưa đầy đủ, có tới 104 Luật, Pháp lệnh, Nghị định chịu sự tác động của Luật TCQC và 78 Luật, Pháp lệnh liên quan đến Luật CLSPHH. 100% Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Quy phạm pháp luật liên quan đến điều kiện sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, như Luật An toàn thực phẩm, Luật Trồng trọt, Luật Bảo vệ thực vật, Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật Thủy sản, Luật Lâm nghiệp… và các văn bản dưới Luật đều chịu sự chi phối của hai Luật trên.
Luật CLSPHH và Luật TCQC phải có tính khoa học cao; Phải có tính quy phạm và đại diện cao; Phải hạn chế thấp nhất vấn đề, để các Luật, Quy phạm pháp luật chuyên ngành lạm dụng làm mất đi tính nhất thể hóa, là sức mạnh tổng hợp trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa của mỗi quốc gia và gây ra những phiền hà không đáng có cho người dân, doanh nghiệp.
“Muốn vậy, Nhà nước, cơ quan chủ trì xây dựng hai Luật này phải xác định, đây là công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sức sản xuất, sức cạnh tranh, giá trị thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Phải khảo sát, nghiên cứu thật kỹ những tồn tại, bất cập hiện nay trong thực tế sản xuất của các ngành, lĩnh vực và những yêu cầu đòi hỏi nâng tầm chất lượng, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trong thời kỳ tới của phát triển và hội nhập. Cần có sự nghiên cứu, tham khảo thật sự nghiêm túc những quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa của các nước phát triển, các nước có tiềm năng thị trường với Việt Nam để vận dụng. Đây là thời vận tốt, để Việt Nam có được thể chế pháp luật và chính sách phát triển tốt nhất, nâng tầm chất lượng, sức cạnh trạnh của thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Cơ quan chủ trì soạn thảo rất cần sự khách quan và tranh thủ rộng rãi ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học ở trong, ngoài nước, nhất là của các Hiệp hội ngành hàng”, TS. Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.
Hài hòa giữa thể chế, chính sách và thực tiễn sản xuất kinh doanh
TS. Nguyễn Thị Hương, đại diện Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh thuốc thú y cho biết, hiện cả nước có khoảng 20.000 sản phẩm, để tiến hành lấy mẫu, nộp hồ sơ và chờ kết quả mất khoảng nhiều tháng. Trong thời gian này, trên thị trường không có thuốc thú y để phòng trị bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đàn vật nuôi trong cả nước, trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm. Đặc biệt, nếu thực sự không có thuốc và vắc xin thú y trong vòng 2-3 tháng, toàn bộ đàn vật nuôi của cả nước sẽ bị xóa sổ. Nếu tiếp tục bán thuốc, vắc xin thú y để đảm bảo nguồn cung cấp trong phòng trị bệnh cho vật nuôi, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt có thể lên tới hàng tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, các quy định công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa nông sản như hiện nay đang rất hình thức, gây phát sinh chi phí không cần thiết, làm tăng giá thành sản phẩm và có thể dẫn tới nhiều phát sinh tiêu cực như cơ chế xin cho. Do đó, cần nghiên cứu kỹ nội dung này và sửa đổi theo hướng các chỉ tiêu về chất lượng sẽ do đơn vị sản xuất lựa chọn tùy theo yêu cầu của từng thị trường, còn các quy định khác buộc phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, về công bố chất lượng sản phẩm cần phải phân biệt và làm rõ thế nào là tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), thế nào là tiêu chuẩn quốc gia và thế nào là tiêu chuẩn áp dụng hay công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa. Vì hiện nay, cả hai đạo luật này vẫn chưa quy định cụ thể và có chế tài rõ ràng khi công bố chất lượng sản phẩm nông sản khiến cho các bộ ngành, địa phương khó vận dụng.
Ở Điều 23 của Luật TCQC kỹ thuật quy định “Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện”, thế nhưng hiện nay, có khá nhiều loại hàng hoá thuộc diện “bắt buộc” phải có tiêu chuẩn kỹ thuật thì mới được lưu thông. Đơn cử như TĂCN, giống vật nuôi, thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản, giống thuỷ sản…
Đại diện một doanh nghiệp cho hay: “Nhiều doanh nghiệp phản ánh tình trạng họ bị xử phạt do không biết rõ hàng hoá của mình thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật. Thêm vào đó, quy định này khiến nhiều doanh nghiệp thuê dịch vụ “làm tiêu chuẩn cơ sở” một cách đối phó. Các tiêu chuẩn này sau đó không được cung cấp cho người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng không có thông tin để lựa chọn hàng hoá có chất lượng tốt hơn”.
Việc các doanh nghiệp phải tiến hành thêm thủ tục thông báo công bố TCCS các sản phẩm với Bộ KHCN đang tạo ra một thủ tục hành chính mới, không phù hợp, gây chồng chéo, trùng lặp và tốn thời gian. Điều này cũng khiến gia tăng khả năng lộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, làm ra tăng các sản phẩm giả, nhái với hình thức tương tư. Ngoài ra, thủ tục này hiện đang không phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế.
Theo VCCI, đối với các doanh nghiệp thực sự muốn cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm thì họ sẽ tự nguyện xây dựng TCCS với các nội dung yêu cầu cao và quảng bá tiêu chuẩn đó đến với khách hàng để khách hàng ưu tiên lựa chọn. Còn các doanh nghiệp thực hiện đối phó thì việc bắt buộc có tiêu chuẩn không mang lại ý nghĩa gì.
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo mới và đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới. Ngoài ra, chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Một số tổ chức, doanh nghiệp xây dựng TCCS mang tính chất đối phó, không đi vào thực chất của tiêu chuẩn là nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng… Chưa có cơ sở dữ liệu đầy đủ về tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, TCCS, khiến việc tra cứu, áp dụng tiêu chuẩn đối với các đối tượng có nhu cầu, như doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn…
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần sửa đổi các Luật trên tinh thần xác định phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa sao cho phù hợp với tình hình hiện nay. Cần khẩn trương đưa các tổ chức đánh giá sự phù hợp thuộc sở hữu Nhà nước thành các công ty cổ phần, nhằm bảo đảm công bằng giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp sở hữu tư nhân với các tổ chức đánh giá sự phù hợp sở hữu Nhà nước…
Thu Hằng
TS. Nguyễn Thị Hương, Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh thuốc thú y:
Nên tạm dừng việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các sản phẩm thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành theo Luật Thú y; Tạm dừng thực hiện công bố hợp quy thuốc thú y; Sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan để thủ tục công bố hợp quy không áp dụng đối với Thuốc thú y đã được đăng ký lưu hành theo quy định của Luật Thú y.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Hội Thủy sản Việt Nam:
Cần bãi bỏ Quy chuẩn kỹ thuật, duy trì các quy định quản lý bắt buộc, áp dụng không đánh giá phù hợp mà chỉ thanh/kiểm tra. Bãi bỏ TCCS của doanh nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu để doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm, tự chịu trách nhiệm.
TS. Nguyễn Trí Ngọc, Tổng hội NN&PTNT Việt Nam:
Cần sửa đổi Luật TCQC kỹ thuật trên tinh thần xác định phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa sao cho phù hợp với tình hình hiện nay. Cần khẩn trương đưa các tổ chức đánh giá thuộc sở hữu Nhà nước thành các công ty cổ phần nhằm đảm bảo công bằng giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp sở hữu tư nhân với các tổ chức đánh giá sự phù hợp sở hữu Nhà nước.
T.H (ghi)
- thương hiệu sản phẩm chăn nuôi li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất