Có vẻ như nhiều người sẽ không tin nhưng đây là thông tin hoàn toàn thật. Một trang trại gần Moscow đã thử nghiệm các kính thực tế ảo được phát minh dành riêng cho… bò để “cải thiện cảm xúc”.
Bò ở Nga được theo kính thực tế ảo để tăng hưng phấn giúp chất lượng sữa tốt hơn.
Một nhóm các nhà phát triển, bác sĩ thú y và các chuyên gia đã tạo ra các mô phỏng về các cánh đồng mùa Hè được thiết kế đặc biệt để thu hút bò. Mục tiêu là chăm sóc trạng thái cảm xúc của bò chứ không chỉ là nhu cầu thể chất.
Ý tưởng này dựa trên các nghiên cứu cho thấy những con bò cảm thấy “hạnh phúc” sẽ sản xuất sữa bổ dưỡng hơn. Nông dân chăn nuôi bò sữa trên toàn thế giới đã phát triển nhiều cách tiếp cận khác nhau để đạt được điều đó, từ chơi nhạc cổ điển trong chuồng ngựa đến thuê mát xa cho bò. Kính thực tế ảo chỉ là bước tiếp theo.
Tuy nhiên, để thiết kế kính thực tế ảo cho bò không dễ dàng. Mắt của bò nằm ở một bên đầu, giúp chúng có tầm nhìn 300 độ nhưng hạn chế tầm nhìn hai mắt chỉ ở mức 25 đến 50 độ.
Bò cũng khá đặc biệt khi nói đến màu sắc, vì vậy mô phỏng được tạo ra để phù hợp với độ nhạy cảm của bò. Bò có thể phân biệt hầu hết các màu và đặc biệt tốt trong việc nhận biết các sắc thái ở đầu đỏ của quang phổ, như đỏ, cam và vàng, nhưng ít hơn với màu xanh lá cây, xanh dương và tím.
Trong thử nghiệm đầu tiên, được thực hiện tại trang trại RusMoloko ở quận Ramensky của Moscow, các chuyên gia liên quan đã ghi nhận “sự lo lắng và sự gia tăng tâm trạng cảm xúc chung của cả đàn”.
Thử nghiệm hiện vẫn đang tiếp diễn và các nhà nghiên cứu hy vọng một nghiên cứu dài hạn toàn diện sẽ cho thấy kết quả rõ ràng về tác động của thiết bị thực tế ảo đối với sản xuất sữa, cả về số lượng và chất lượng.
HA
(theo Dân trí)
- chăn nuôi bò li>
- kính thực tế ảo li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất