Tổng cục Quản lý thị trường vừa có công văn gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu ngăn chặn, xử lý nghiêm buôn bán, vận chuyển trái phép lợn vào Việt Nam.
Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu các đơn vị liên quan ngăn chặn, xử lý nghiêm buôn bán, vận chuyển trái phép lợn vào Việt Nam. Ảnh minh họa: TTXVN
Thực hiện Công điện số 694/CĐ-TTg ngày 01/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành công văn gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn vào Việt Nam.
Cùng đó, Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm kinh doanh động vật, lợn không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.
Công điện cũng nêu rõ, đối với các tỉnh biên giới, nhất là biên giới Tây Nam, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng liên quan như Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan nhằm đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, nhất là lợn vào Việt Nam.
Ngoài ra, Tổng cục yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo để xem xét, chỉ đạo.
Trước đó, ngày 1/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 694/CĐ-TTg gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Nguyên do xuất phát từ việc một số cơ quan truyền thông phản ánh, thời gian qua tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép vào Việt Nam nhất là từ Campuchia diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, đồng thời gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn lợn trong nước.
Lợn nhập lậu không rõ nguồn gốc, có thể được cho ăn các sản phẩm cấm dùng trong chăn nuôi, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm đến ngành chăn nuôi trong nước và sức khỏe người dân.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ trưởng và Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Theo đó, Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán vận chuyển trái phép lợn vào Việt Nam; kinh doanh trái phép lợn không rõ nguồn gốc trên thị trường./.
Uyên Hương/BNEWS/TTXVN
- lợn nhập lậu li>
- vận chuyển trái phép lợn li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Biên giới tây nam chỉ nhập heo qua biên giới, không có nhập lợn.