[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh viêm vú trên bò sữa là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa. Bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất sữa và khả năng sinh sản, có thể gây chết bò nếu không điều trị kịp thời.
Tỷ lệ bò cái cho sữa mắc bệnh viêm vú chiếm khoảng 40-60%. Bệnh làm giảm khả năng tiết sữa (từ 10-30%) và chất lượng sữa. Gây một số biến chứng hoặc tổn thương trực tiếp trên tuyến vú (những tế bào tuyến sữa bị phá hủy, teo bầu vú, xơ cứng bầu vú, bầu vú bị hoại tử…), ảnh hướng đến chu kỳ sinh sản tiếp theo. Bê con đang bú sữa mẹ sẽ kém phát triển, tỷ lệ nhiễm dịch bệnh và chết cao. Tuyến sữa bị tổn thương, chất lượng sữa không đảm bảo, thậm trí phải bỏ không sử dụng được. Bệnh viêm vú trên bò sữa gây thiệt hại về kinh tế rất lớn.
Nguyên nhân
Bò bị nhiễm vi khuẩn
Các vi khuẩn thường gây viêm vú cho bò sữa như: Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae, Streptococcus dysgalactiae, Streptococcus uberis, E.coli, Enterobacter, Corynebacterium bovis, Pseudomonas aeruginosa, Pasteurella multocida, Actinomyces pyogenes, Mycoplasma bovis… và một số loại nấm như: Candida albicans, Aspergillus fumigatus…
Do môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc
- Môi trường thiếu ánh sáng, không thông thoáng, không mát mẻ, chuồng trại vệ sinh kém.
- Chăm sóc, quản lý, khai thác sữa không đúng kỹ thuật. Vắt sữa không cạn hết, không vệ sinh kỹ trước và sau khi vắt sữa.
Do bản thân bò sữa
- Bầu vú quá to dễ xây xát, dẫn đến viêm.
- Lỗ đầu vú quá to, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập và gây viêm vú.
- Bò khai thác lâu năm, đẻ nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Chăm sóc không tốt giai đoạn đầu kỳ cho sữa và cạn sữa.
Do các yếu tố khác
- Giống bò: Bò lai máu ngoại càng cao, sản lượng sữa nhiều, sức đề kháng thường yếu nên dễ bị viêm vú.
- Mùa vụ: Mùa mưa độ ẩm tăng cao, vi khuẩn sẽ phát triển nhiều hơn mùa khô.
- Môi trường vắt sữa không yên tĩnh, bò bị stress, hoảng sợ, lo lắng…
Triệu chứng và bệnh tích
Viêm vú thể lâm sàng
– Bầu vú sưng to, sờ thấy nóng, bóp nhẹ vào bò có phản ứng đau.
– Sữa vắt ra thấy lợn cợn hoặc có máu, sau vài ngày bầu vú trở nên cứng do bị áp se bên trong.
– Hư hại tuyến vú, những tế bào tuyến sữa bị phá hủy, gây các biến chứng như:
+ Teo bầu vú: phần lớn các tế bào bị tổn thương, sự tiết sữa giảm hoặc không được phục hồi, thể tích thùy vú nhỏ hơn bình thường.
+ Xơ cứng bầu vú: sờ vào bầu vú thấy rắn chắc hoặc xoa bầu vú thấy những cục rắn hoặc rắn toàn bộ.
+ Bầu vú bị hoại tử: lúc đầu bề mặt bầu vú có những đám màu hồng tím, cứng đau, về sau loét và hoại tử có mủ. Toàn bộ thùy vú sưng to, ấn vào thấy dịch màu hồng chảy ra.
Viêm vú thể tiềm ẩn
– Bầu vú bình thường, bò vẫn khỏe mạnh và ăn uống bình thường.
– Sản lượng sữa bị sụt giảm. Sữa trở nên trong hơn bình thường, trong sữa thấy có nhiều tế bào bạch cầu và các tế bào tuyến vú.
Phương pháp phát hiện và chẩn đoán bò bị viêm vú
Phương pháp CMT: Phương pháp chẩn đoán viêm vú nhanh bằng cách sử dụng hóa chất phát hiện sự có mặt của bạch cầu.
Phương pháp quan sát lâm sàng: Người chăn nuôi có thể thực hiện hàng ngày thông qua quan sát màu sắc, mùi vị sữa có gì khác thường không? Lọc sữa có lợn cợn không? Sau khi vắt sữa cần sờ nắn bầu vú xem có mềm không, nếu bầu vú cứng hoặc có các cục xen lẫn và nghi bò mắc bệnh viêm vú thì sử dụng nhiệt kế kiểm tra xem bò có sốt không, nếu nhiệt độ từ 400C trở lên là bò đã bị sốt.
Phòng bệnh viêm vú
Để phòng tránh bệnh viêm vú cần làm tốt công tác chọn giống, thực hiện tốt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm.
Chuồng trại phải thông thoáng, đủ ánh sáng, không bị ẩm ướt, tránh tình trạng bò bị stress nhiệt. Nuôi nhốt tự do, hoạt động đứng lên nằm xuống và đi lại của bò không bị giới hạn như bị cầm cột nên bò ít bị chấn thương bầu vú. Khu vực nằm của bò được lót êm và có phòng vắt sữa riêng sẽ hạn chế viêm vú. Trong quản lý không nên nhốt quá đông bò trong một ô chuồng để tránh tình trạng bò húc nhau, chen lấn khi ăn.
Phòng bệnh bằng vắc xin. Vệ sinh định kỳ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, cho bò uống nước tự do, cung cấp đầy đủ các chế phẩm dinh dưỡng cho bò.
Thực hiện vắt sữa đúng quy trình và kỹ thuật:
- Trước khi vắt sữa: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, vệ sinh bầu vú trước khi vắt sữa, nếu vắt sữa bằng máy thì phải vệ sinh máy thật cẩn thận. Người vắt sữa phải là người không bị bệnh (đặc biệt là bệnh da liễu), đeo khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ.
- Trong khi vắt sữa: Vắt bỏ những tia sữa đầu, phải vắt cạn sữa để làm giảm nguy cơ viêm vú. Bò khỏe thì vắt trước, bò bệnh thì vắt sau, sữa của bò khỏe và bò bệnh không được nhập chung.
- Sau khi vắt sữa: Sát trùng các đầu vú bằng dung dịch thuốc sát trùng Rửa sạch các dụng cụ vắt sữa bằng xà phòng, tráng với nước sôi và phơi khô ráo.
Áp dụng quy trình cạn sữa cho bò một cách hợp lý, đúng kỹ thuật. Giai đoạn cạn sữa phải vắt hết sữa, sử dụng sản phẩm MI-CLAMOX bơm vào bầu vú để phòng bệnh viêm vú.
Trong thời gian nuôi, sử dụng các loại thuốc sát trùng sau: ANTISEP hoặc PROTECT kết hợp với REPELL để tiêu độc, sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi ngăn ngừa bệnh cho bò, định kỳ 7-10 ngày/lần.
Điều trị bệnh viêm vú
Viêm vú thể lâm sàng
Thường xuyên tiến hành xoa bóp bầu vú bị viêm bằng nước ấm, vắt sạch sữa bị viêm ra ngoài 3-4 lần/ngày, vệ sinh bầu vú và chuồng trại thật sạch sẽ.
– Dùng kết hợp các loại thuốc để điều trị bệnh hiệu quả:
+ HERBATOX + GLUCO-K-C + CALCIUM ADE.VIT
+ HEXIN + CEFTI 1000 (LA) + MAS CLOX (Hỗn dịch bơm vú)
Viêm vú thể tiềm ẩn (Trong giai đoạn cạn sữa)
Dùng MI-CLAMOX (Hỗn dịch trị viêm vú). Cung cấp dưỡng chất giúp bò vượt nhanh qua bệnh bằng chế phẩm E.SEL – H.
(Liều lượng sử dụng cần tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu)
Với những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp Quý Bà Con chăn nuôi hiểu hơn về bệnh viêm vú trên bò sữa để có thể phòng tránh/ điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả nhất.
Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm thuốc thú y của Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu, hoặc tư vấn về quy trình nuôi, phác đồ điều trị phù hợp, Quý Bà Con vui lòng liên hệ qua Hotline công ty, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, đồng hành cùng Quý Bà Con.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y Á CHÂU
130 Quốc lộ 1A, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ
(+84).292.3913347- Fax: (+84).292.3913349
1900 986 834 [email protected]
- bệnh viêm vú li>
- achaupharm li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất