[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – 6 tháng đầu năm 2022, ngành chăn nuôi cơ bản vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng dù gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi mức cao. Với những tín hiệu khả quan của việc phục hồi kinh tế nói chung, ngành chăn nuôi đang chờ đợi sự bứt phá cho những tháng cuối năm.
- Ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam: Tăng cường ứng dụng công nghệ cao
- Cơ sở dữ liệu là nền tảng để điều hành xuyên suốt ngành chăn nuôi
- Điểm yếu ‘cốt tử’ của ngành chăn nuôi vẫn chưa thể khỏa lấp
Chăn nuôi gà trắng tại tỉnh Tuyên Quang (Ảnh: Tăng Văn Phổ)
Chăn nuôi tăng trưởng 5,7%
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê so với cùng kỳ năm 2021, tại thời điểm tháng 6/2022, tổng đàn lợn ước tính tăng 3,8%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng khoảng 2,12 triệu tấn (tăng 5,7%); đàn gia cầm tăng 1,2%, sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng khoảng 980 ngàn tấn (tăng 5,2%), sản lượng trứng khoảng 8,8 tỷ quả (tăng 4,8%); tổng đàn bò tăng 2,2%, sản lượng thịt bò hơi khoảng 241,2 ngàn tấn (tăng 4,4%), sản lượng sữa tươi khoảng 617,8 triệu lít (tăng 10,1%); tổng số trâu giảm 1,4%, tuy nhiên sản lượng thịt trâu hơi khoảng 62 ngàn tấn (tăng 1,8%). Ước tính 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 5,7% (toàn ngành nông nghiệp đạt 2,8%).
6 tháng đầu năm 2022, giá lợn thịt hơi xuất chuồng bán tại cổng trại theo xu hướng tăng ở cả 3 miền, duy trì ở mức từ 55.000-59.000 VNĐ/kg trong thời gian dài. Trong 2 tuần đầu tháng 7/2022, giá tăng mạnh từ 12-15% so với mức giá bình quân trong tháng 6/2022, đặc biệt tại một số tỉnh khu vực miền Bắc.
So với thời điểm tháng 01/2022, bình quân trong tháng 6/2022 giá sản phẩm gia cầm đều tăng. Cụ thể, nhóm gà thịt lông màu nuôi công nghiệp theo xu hướng tăng tại cả 3 miền, giá bình quân dao động từ 40.000-42.000 VNĐ/kg tăng lên 55.000-57.000 VNĐ/kg. Giá con giống tăng từ 5.500-6.500 VNĐ/con lên 9.500-11.500 VNĐ/con.
Với nhóm gà thịt lông trắng, giá bình quân dao động từ 26.000-30.000 VNĐ/kg tăng lên 33.000-36.000 VNĐ/kg tùy từng khu vực. Trong khi giá con giống ổn định từ 6.000-8.000 VNĐ/con.
Giá các sản phẩm vịt cũng tăng mạnh, trong đó giá vịt Super M tăng trung bình từ 34.900 VNĐ/kg lên 47.500 VNĐ/kg; giá vịt thịt Grimaud tăng trung bình từ 34.600 VNĐ/kg lên 48.500 VNĐ/kg (tăng 40%).
Giá các sản phẩm trứng gà dao động từ 1.600-2.500 VNĐ/quả; trứng vịt từ 2.070-2.700 VNĐ/quả tùy từng khu vực; giá khu vực miền Bắc cao hơn các khu vực còn lại).
Giá thịt bò ổn định trong khoảng 90.000-92.500 VNĐ/kg. Giá sữa tươi bình quân dao động trong khoảng 12.500-13.500 đg/kg.
Giá các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh theo xu hướng tăng (do một số doanh nghiệp chưa tăng giá trong tháng 5, 6/2022 phải sử dụng nguyên liệu thức ăn giá cao nhập trước đó). Cụ thể: TAHH hoàn chỉnh cho gà thịt lông màu 13.000 đg/kg (tăng 0,3%); TAHH hoàn chỉnh cho lợn thịt 13.350 đg/kg (tăng 1,1%) và TAHH hoàn chỉnh cho gà thịt lông trắng 13.800 đg/kg (tăng 1,4%). Giá nguyên liệu TACN trong 6 tháng đầu năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ 2021. Bắt đầu từ cuối tháng 5/2022, giá nguyên liệu TACN theo xu hướng giảm nhẹ.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá trị kim ngạch nhập khẩu chăn nuôi là 1.585,6 triệu USD giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa là 718,4 triệu USD, tăng 13%; kim ngạch nhập khẩu các loại thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật là 641,3 triệu USD, giảm 14,7%).
Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực chăn nuôi ước đạt 176 triệu USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2021 (trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp là 27,88 tỷ USD).
Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tốt
Theo Cục Thú y, trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 22 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con. Hiện nay, cả nước có 02 ổ dịch CGC A/H5N1 tại tỉnh Thái Bình và Bắc Ninh chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm 2021, số ổ dịch giảm 4 lần, số tỉnh có dịch giảm 2,1 lần và số gia cầm tiêu hủy giảm 6,3 lần.
Cả nước xảy ra 753 ổ dịch Dịch tả lợn châu Phi tại 225 huyện của 47 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 36.516 con, chủ yếu là ở vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, cả nước có 138 ổ dịch tại 62 huyện của 21 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; số lợn mắc bệnh là 9.867 con; tổng số lợn chết và tiêu hủy là 10.076 con. So với cùng kỳ năm 2021, xã có dịch DTLCP giảm 1,5 lần và số lợn bị tiêu hủy giảm gần 3 lần.
Cả nước xảy ra 07 ổ dịch LMLM tại 05 huyện của 04 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 77 con. Hiện nay, cả nước có 04 ổ dịch LMLM tại 02 huyện của tỉnh Đồng Tháp chưa qua 21 ngày, số mắc bệnh là 37 con gia súc, số chết và tiêu hủy là 01 con.
Với Dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC), cả nước xảy ra 206 ổ dịch VDNC của 47 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 2.116 con, tổng số gia súc tiêu hủy là 394 con. Hiện nay, cả nước có 12 ổ dịch tại 7 tỉnh Sơn La, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Đồng Nai và Tiền Giang chưa qua 21 ngày.
Từ đầu năm 2022 đến nay, không có báo cáo ổ dịch Tai xanh mới phát sinh tại các địa phương.. Các dịch bệnh thông thường khác trên gia súc, gia cầm như: Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Đóng dấu lợn, Niu-cát-xơn, Gumboro,… được phát hiện và kiểm soát tốt, không gây thành dịch lớn. Hiện nay, đã có các loại vắc xin để phòng những bệnh này có hiệu quả; nhiều loại vắc xin được sản xuất trong nước.
Cùng với đó, cả nước có có 2.329 cơ sở, vùng chăn nuôi tại 50 tỉnh, thành phố được chứng nhận ATDB, bao gồm: 1.052 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm; 1.131 cơ sở, vùng chăn nuôi lợn và 146 cơ sở, vùng chăn nuôi gia súc khác. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục Thú y đã thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cho 10 vùng (cấp huyện) của TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tu và tỉnh Bình Phước.
Kỳ vọng cuối năm nhưng vẫn còn nhiều thách thức
Vừa qua, ngày 03/6/2022, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Lễ công bố vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đây là dấu mốc quan trọng trong kiểm soát bệnh dịch góp phần ổn định sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, dịch bệnh còn xảy ra ở một số địa phương và đã được khống chế vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao; thông tin, tuyên truyền chưa thực sự sát với thực tế.
Ngoài ra, vấn đề toàn cầu hóa về thị trường, việc hội nhập sâu rộng của nước ta với thế giới thông qua 15 hiệp định thương mại tư do thế hệ mới đã ký và 02 hiệp định đang đàm phán. Trong đó khu vực các nước tham gia CPTTP và EVFTA đều là những nước có không gian chăn nuôi lớn, có lợi thế hơn Việt Nam, sẽ càng gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Cạnh tranh ngày càng lớn về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm trước bối cảnh sản phẩm chăn nuôi của Mỹ và Châu Âu như thịt gà, thịt lợn xuất vào thị trường Việt Nam.
HÀ NGÂN
Theo Cục Chăn nuôi, để đảm bảo tăng trưởng lĩnh vực chăn nuôi góp phần tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp năm 2022, cần tăng cường chỉ đạo điều hành sản xuất chăn nuôi nhằm đạt được mục tiêu là: Tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2022 đạt khoảng 5,0-5,5% so với năm 2021; sản lượng thịt các loại đạt khoảng 6,95 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021 (trong đó sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 4,2 triệu tấn và sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn), sữa tươi 1,24 triệu tấn tăng 7,3%, trứng 18,4 tỷ quả, tăng 5%.
ÔNG PHÙNG ĐỨC TIẾN – THỨ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT: Cục Chăn nuôi cần phát huy vai trò “bà đỡ” đối với ngành
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng 6 tháng cuối năm 2022, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định chỉ số lạm phát ở mức rất cao, cuộc chiến tranh Nga – Ucraina chưa biết hồi kết thúc, cuộc đối đầu giữa Nga với NATO và Châu Âu đã đưa lại những khó khăn thách thức lớn đối với kinh tế toàn thế giới, trong đó có ngành chăn nuôi Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng đón nhận những tín hiệu tích cực, nhất là tronng thời gian gần đây, khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã hạ nhiệt sau một thời gian ở mức cao kỷ lục và các sản phẩm chăn nuôi ở đà tăng giá. Ngành chăn nuôi tự hào vì chiếm hơn 1/4 giá trị của ngành nông nghiệp, vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng và cơ bản đảm bảo an ninh thực phẩm cho gần 100 triệu dân.
Thứ trưởng yêu cầu tới gian tới Cục Chăn nuôi cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát hoạt động sản xuất TACN, bởi trong bối cảnh giá TACN tăng cao, rất dễ xảy ra tình trạng không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng và các chỉ tiêu kĩ thuật. Tuy nhiên, thứ trưởng Tiến cũng lưu ý: “Tần suất kiểm tra làm sao đảm bảo đúng pháp luật nhưng không gây khó dễ cho doanh nghiệp”. Cùng với đó, Cục Chăn nuôi cần phát huy vai trò “bà đỡ” đối với ngành chăn nuôi, hỗ trợ tối đa doanh nghiệp phát triển, chú ý giải quyết vấn đề môi trường chăn nuôi, cùng với đó, phát huy vai trò đi đầu trong công tác chuyển đổi số…
ÔNG NGUYỄN TRÍ CÔNG, CHỦ TỊCH HIỆP HỘI CHĂN NUÔI ĐỒNG NAI: Phải kéo giá thành xuống và nâng cao năng suất để thị trường chấp nhận
Hiện nay và sắp tới với giá nhập khẩu thịt mới khá cao nên cũng hạn chế phần nào nhập khẩu trong thời gian tới. Đây cũng là tín hiệu tốt sắp tới cho người chăn nuôi khi lượng thịt nhập khẩu trước đây tiêu thụ hết.
Đặc biệt các trang trại chăn nuôi trung bình của Việt Nam chiếm khoảng 55 đến 60% cơ cấu ngành chăn nuôi, là cuộc sống của người chăn nuôi, nếu biết cùng nhau hợp tác tổ chức lại, cùng hợp tác thay đổi cách chăn nuôi, tìm kiếm những giống heo tốt năng suất cao của các nước có nền chăn nuôi phát triển, liên kết nhập khẩu nguyên liệu thức ăn số lượng lớn, nâng cao được năng suất chăn nuôi, sẽ vẫn tồn tại và phát triển được.
Với con gà, trong một thời gian dài người chăn nuôi cũng như các công ty đã tổ chức chăn nuôi và nâng cao năng suất đã kéo giá thành xuống rất nhiều. Đây cũng là một tín hiệu tốt, đặc biệt một số chuỗi chăn nuôi gà hình thành vùng an toàn dịch bệnh đã đủ tiêu chuẩn xuất đi thị trường Nhật Bản. Trong thời gian dịch COVID giá gà gần như kiệt quệ ở mức 7000 – 8000 VNĐ/kg, cho thấy sự điều hành thông thương rất quan trọng.
Hiện nay giá gà cũng đang tốt, một số thông tin từ các nước láng giềng không cho xuất khẩu, cũng là tín hiệu rất tốt trong thời gian tới đối với ngành chăn nuôi gà Việt Nam có thêm cơ hội xuất khẩu, nhưng chúng ta là những người chăn nuôi phải liên kết tạo vùng an toàn dịch bệnh với sự điều hành của các cơ quan chức năng. Vấn đề chính là chúng ta phải kéo giá thành và nâng cao năng suất để thị trường chấp nhận.
Hà Ngân ghi
- ngành chăn nuôi li>
- Ngành chăn nuôi 2022 li> ul>
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất