[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giống là yếu tố then chốt, quyết định đến năng suất, chất lượng và một phần giá thành của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam. Là quốc gia có đàn lợn đứng thứ 6 thế giới, nhưng thời gian qua, giống cụ kỵ, ông bà của nước ta phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Điều này, về mặt tích cực, đã giúp tăng nhanh chất lượng đàn lợn của nước ta. Tuy nhiên, xét về lâu dài, đã đến lúc ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam cần nhanh chóng củng cố, hoàn thiện làm tốt khâu giống vật nuôi theo 4 cấp, góp phần phát triển bền vững.
Trước ASF, Việt Nam từng có đàn nái gần 4 triệu con
Theo Cục Chăn nuôi, năm 2016, 2017 và 2018 nước ta từng có đàn lợn nái với gần 4 triệu con. Tuy nhiên, tới năm 2019 do ảnh hưởng của ASF, đàn nái giảm còn trên 2,72 triệu con (theo báo cáo từ các địa phương). Trong đó, đàn nái cụ kỵ và ông bà tương đối ổn định qua nhiều năm, mặc dù năm 2019 ASF vẫn giữ được khoảng 109 ngàn con (chỉ giảm 9% tương đương 11 nghìn con). Dự kiến tăng trưởng đàn nái năm 2020 là 6%).
Đến hết tháng 4/2020 theo báo cáo của các địa phương tổng đàn nái của cả nước gần 2,86 triệu con, trong đó có 115 nghìn con cụ kỵ và ông bà. Cả nước cũng có 64.042 con đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho tổng đàn nái.
Bảng 3. Chu chuyển đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà từ 2015-2024.
Đơn vị tính: 1.000 con
TT |
Loại giống |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
1 |
Nái |
110 |
120 |
120 |
120 |
109 |
126 |
133 |
140 |
148 |
156 |
2 |
Nái thay thế (25%/năm) |
27,5 |
30 |
30 |
30 |
27,2 |
31,5 |
33,2 |
35 |
37 |
39 |
2.1 |
Thay thế đàn cụ kỵ |
4,1 |
4,5 |
4,5 |
4,5 |
4 |
4,7 |
5 |
5,2 |
5,5 |
5,8 |
2.2 |
Thay thê đàn ông bà |
23,4 |
25,5 |
25,5 |
25,5 |
23,2 |
26,8 |
28,2 |
29,8 |
31,5 |
33,2 |
3 |
Lợn HB 75 ngày tuổi |
39,3 |
42,8 |
42,8 |
42,8 |
38,8 |
45 |
47,4 |
50 |
52,8 |
55,7 |
3.1 |
Đàn cụ kỵ |
5,9 |
6,4 |
6,4 |
6,4 |
5,8 |
6,7 |
7,1 |
7,5 |
7,9 |
8,3 |
3.2 |
Đàn ông bà |
33,4 |
36,4 |
36,4 |
36,4 |
33 |
38,3 |
40,3 |
42,5 |
44,9 |
47,4 |
4 |
Lợn cụ kỵ, ông bà nhập khẩu |
8,075 |
9,521 |
2,027 |
1,293 |
2,494 |
5,016 |
|
|
|
|
5 |
Đăng ký nhập tiếp đàn cụ kỵ, ông bà |
– |
– |
– |
– |
– |
10 |
|
|
|
|
6 |
Đăng ký nhập lợn bố mẹ |
– |
– |
– |
– |
– |
103,5 |
|
|
|
|
* Tổng số lợn cụ kỵ, ông bà nhập khẩu năm 2015 và 2016 là 17,6 nghìn con;
** Năm 2020 nhập khẩu: đã nhập 5,016 nghìn con cụ kỵ, ông bà; đăng ký nhập tiếp 10 nghìn con cụ kỵ, ông bà; 103,5 nghìn con bố mẹ.
Cả nước có trên 100 cơ sở giống lợn cấp giống cụ kị (GGP) và ông bà (GP), trong đó, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 67% tổng cơ sở và khoảng 37% tổng đàn nái GP, GGP, các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 33% tổng số cơ sở và khoảng 63% tổng đàn nái GP, GGP).
Hàng năm đàn lợn nái được thay thế 25%, tỷ lệ lợn nái phối giống lứa đầu so với lợn 75 ngày tuổi đạt 70%. Trong tổng số đàn nái cụ kỵ và ông bà thì đàn nái cụ kỵ chiếm khoảng 15% và đàn nái ông bà chiếm khoảng 85%.
Trong 5 năm từ 2015 đến 2019, số lượng lợn giống cụ kỵ và ông bà sản xuất trong nước để thay thế đàn khoảng 89%, còn 11% nhập khẩu để thay thế, làm tươi máu cải tiến năng suất đàn giống trong nước.
Theo thống kê, chỉ tính 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh nuôi giữ khoảng 80% đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà; 35-36% đàn lợn giống bố mẹ.
Trong điều kiện hiện tại khó khăn về giống thì các cơ sở chăn nuôi đã tăng tỷ lệ chọn lợn giống, thay vì trước đây chọn được 5 con/nái sinh sản cụ kỵ, ông bà vào phối giống thì vừa qua và hiện nay chọn được 6 con lợn cái vào phối để thay thế. Như vậy, trên cơ sở 109 nghìn con nái cụ kỵ và ông bà sẽ chọn tăng được 109 nghìn con lợn cái giống vào phối, kết quả đã tăng được trên 18 nghìn con nái cụ kỵ và ông bà (109.000/6). Với số lượng trên 18 nghìn con đã bù đắp kịp thời số lượng lợn cụ kỵ và ông bà giảm đàn do ASF (khoảng 11 nghìn con) và đáp ứng cho tăng trưởng 0,5%/tháng (trên 6 nghìn con năm 2020), tổng là 17 nghìn con. Đàn lợn nái cụ kỵ và ông bà năm 2020 sẽ có khoảng 126 nghìn con.
Chất lượng đàn lợn giống đã cải thiện, nhưng vẫn còn thấp
Cũng theo Cục Chăn nuôi, đàn lợn nái giống có năng suất và chất lượng ngày càng được nâng cao, số con sơ sinh sống/ổ tăng từ 9,8 con lên 11,2 con; số con cai sữa tăng từ 9,0 con lên 10,2 con đạt số con cai sữa/nái/năm từ 17-18 con lên 21-23 con. Năng suất sinh sản trung bình của đàn nái bố mẹ của nhóm cao đạt 24-26 con cai sữa/nái/năm và bình quân sản xuất được 21 con lợn thịt xuất chuồng/nái/năm, khối lượng xuất chuồng bình quân trên 100 kg/con/năm đạt hơn 2 tấn thịt hơi/nái/năm, tiêu tốn 2,4-2,5 kg TĂ/kg tăng khối lượng. Một số dòng lợn được chọn tạo trong nước đạt năng suất sinh sản 26-28 con cái sữa/nái/năm ở nhóm cao nhất chủ yếu là ở các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi bài bản, quy mô.
Riêng đàn lợn nái nội, chất lượng con giống chưa cao, 1,8 lứa đẻ/nái/năm, khối lượng xuất chuồng khoảng 51 kg, tính bình quân chỉ sản suất được 10 con lợn thịt xuất chuồng/nái/năm đạt hơn 500 kg thịt hơi/nái/năm, tiêu tốn thức ăn cao khoảng 4,5-5,2 kg TĂ/kg tăng khối lượng.
Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia ngành giống, nhìn chung năng suất lợn giống của nước ta còn thấp so với các nước trên thế giới (Trong Mỹ, Đan Mạch đạt từ 24 – 26 con/nái/năm.
Đàn lợn cụ kỵ, ông bà mỗi năm nhập khẩu 11% để thay thế
Trong 5 năm từ 2015 đến 2019 số lượng lợn giống cụ kỵ và ông bà nhập khẩu chiếm trên 11% so với đàn lợn cụ kỵ và ông bà cần thay thế. Các giống lợn được nhập khẩu chủ yếu là các giống thuần Yorkshire chiếm 59,3%, Landrace chiếm 30,1%, Duroc chiếm 10% và Pietrain chiếm 0,6%. Số lượng nhập khẩu lợn cụ kỵ và ông bà từ 1/1/2020 đến hết tháng 4/2020 là 5.016 con, như vậy nhập khẩu đàn lợn cụ kỵ và ông bà tăng so với năm 2018 là 288%, so với năm 2019 tăng 101%.
Theo số liệu đăng ký của các doanh nghiệp nhập khẩu tiếp năm 2020 là 10 nghìn con giống cụ kỵ và 103.500 con giống bố mẹ. Nguồn nhập: như năm 2019 nhập khẩu lợn giống từ Canada chiếm 88%, Mỹ chiếm 6,6% và Đài Loan chiếm 5,4%. Các năm khác nhập giống ở các nước Pháp, Đan Mạch, và Anh.
Năm 2019 có 7 doanh nghiệp nhập khẩu lợn giống: Công ty BAF số lượng nhập chiếm 34,8%, Japfa chiếm 19,7%, Safe Pork chiếm 18,3%, CJ chiếm 9,5%, Dabaco chiếm 8,5%, Vĩnh Đạt chiếm 7,8% và Amafarm chiếm 1,4%.
Về tinh lợn cao sản của các giống Duroc, Landrace và Yorkshire được từ Mỹ, Canada, Pháp, một lượng nhỏ từ Anh, Hàn Quốc và Đài Loan. Năm 2016, cả nước đã nhập trên 6.711 liều, năm 2017 và 3 tháng đầu năm 2018 đã nhập 2.546 liều và 7 tháng đầu năm 2019 đã nhập khẩu 1.512 liều (Nguồn Cục Chăn nuôi).
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp đăng ký nhưng chưa nhập khẩu do dịch COVID-19, khó nhất là khâu vận chuyển từ nước xuất khẩu về Việt Nam. Theo các chuyên gia, đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên đàn giống cụ kỵ, ông bà, bố mẹ của thế giới hầu hết đều bị ảnh hưởng, trong đó Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Cùng với đó, Trung Quốc là nước có đàn lợn hạt nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch tả lợn châu Phi, nên nước này đang “mua vét” lợn giống cụ kỵ, ông bà trên thế giới. Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch sẽ nhập khẩu hàng triệu con lợn giống trong năm 2020 để khôi phục lại đàn lợn sau ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi của nước này.
Ngành chăn nuôi Việt Nam tương tự Trung Quốc về việc phụ thuộc rất lớn nguồn giống lợn, gia cầm hạt nhân nhập khẩu từ nước ngoài. Các thị trường nhập khẩu lợn, gà cụ kỵ, ông bà, bố mẹ của Việt Nam chủ yếu là Mỹ, Canada, châu Âu, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, do ảnh hưởng lớn bởi đại dịch COVID-19 nên lưu thông, logistics gián đoạn, nhiều nước tạm dừng xuất khẩu giống gốc, đặc biệt sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp chăn nuôi của Trung Quốc khiến việc nhập khẩu lợn giống của các doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam từ cuối năm 2019 tới nay gặp muôn vàn khó khăn.
Đây chính là bài học cảnh tỉnh cho ngành giống của Việt Nam cần phải có chiến lược và kế hoạch dài hơn, chủ động hơn nữa. Đặc biệt, cần phải làm chủ được toàn bộ hệ thống chuỗi của ngành giống từ cụ kỵ, ông bà tới bố mẹ mới có thể làm chủ được ngành chăn nuôi trong tương lai.
TÂM AN
Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Về dài hạn, công tác giống là yếu tố then chốt quyết định năng suất, chất lượng đàn lợn
Về hướng phát triển dài hạn, để khôi phục đàn lợn công tác giống là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng đàn lợn. Vì vậy cần tăng cường nhân giống và cung ứng lợn giống có chất lượng và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi. Để chủ động nguồn lợn giống phục vụ sản xuất, trước mắt, các địa phương cần tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là bệnh ASF. Các doanh nghiệp tích cực nhập giống nguồn để tăng cường nhân giống và cung ứng lợn giống bảo đảm chất lượng, an toàn dịch bệnh. Các tổ chức tín dụng có chính sách ưu đãi về lãi suất cho người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn và doanh nghiệp nhập khẩu giống.
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất