[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Lợn là ngành hàng chính trong chăn nuôi, quan trọng trong nông nghiệp, có vai trò đảm bảo an ninh thực phẩm cho đất nước. Thời gian qua, chăn nuôi lợn của Việt Nam gặp không ít khó khăn, thách thức về dịch bệnh, thương mại…cần được nhận diện rõ để ngành thay đổi và phát triển bền vững!
Cơ hội để chăn nuôi lợn phát triển theo hướng hiện đại
Sau khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) xảy ra từ tháng 2 năm 2019 đến nay tình hình bệnh ASF lan rộng trên hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước (63/63 tỉnh, thành), nhiều cơ sở chăn nuôi lợn phải đóng cửa do đó số lượng đàn lợn giảm. Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 02/2019 đến ngày 10/9/2019, ASF đã xảy ra ở 7.459 xã thuộc 639 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 4.907.107 con; với tổng trọng lượng là 282.426 tấn (chiếm 7% tổng trọng lượng thịt lợn của cả nước).
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, chăn nuôi lợn trong những năm tiếp theo có nhiều cơ hội để phát triển theo hướng công nghiệp và áp dụng khoa học kỹ thuật. Cụ thể như sau, nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt ngày càng tăng cao, với thị trường trên 97 triệu dân và khoảng 15 triệu khách du lịch, thịt lợn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đây là thị trường có nhu cầu thịt lớn rất lớn, giá tiêu thụ cao. Cùng với đó, thịt lợn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng của người Việt.
Việt Nam sở hữu các giống lợn có năng suất và chất lượng cao, có một số giống đạt năng suất cao nhất thế giới. Cơ cấu giống lợn hiện nay đã có sự thay đổi theo định hướng tăng tỷ lệ lợn nái ngoại từ 19,8% (năm 2013) lên 20,4% (năm 2014) và đạt 22,4% (năm 2015); Cả nước hiện nay có khoảng 127.642 con lợn nái cụ kỵ, ông bà giống Landrace, Yorkshire, Duroc và một lượng nhỏ giống Pietrain để sản xuất ra đàn giống bố mẹ (PS) từ các tổ hợp lai giữa các giống ngoại nhập và các tổ hợp lai giữa các giống lợn nội của Việt Nam với giống ngoại nhập với tổng đàn nái bố mẹ chiếm khoảng 60% so với tổng đàn nái của cả nước (3,2 triệu con – theo TCTK 01/7/2019).
Ngoài ra, việc việc tiếp cận và tham gia các tổ chức Quốc tế, các Hiệp định song phương, đa phương, Hiệp định thương mại tự do đã và đang được đẩy mạnh sẽ có tác động đến khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Công tác quản lý giống, thức ăn chăn nuôi được tăng cường, Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật chăn nuôi sẽ có hiệu lực từ năm 2020, chăn nuôi sẽ có điều kiện đạt được hiệu quả cao.
Ngành lợn cần được tái cơ cấu để phát triển
Những điểm yếu không dễ khắc phục…
Đối với ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam hiện nay, dịch bệnh vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Thời gian vừa qua, ASF đã khiến ngành lợn của nước ta điêu đứng với những con số thiệt hại chưa từng có, ảnh hưởng tới an ninh thực phẩm, kinh tế, xã hội và môi trường….
Thời gian tới, theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, do chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh; virus tồn tại lâu ngoài môi trường, có sức đề kháng rất cao, đường truyền lây rất đa dạng, khó kiểm soát; chăn nuôi hộ gia đình, nhỏ lẻ, mật độ cao, khó thực hiện các biện pháp An toàn sinh học. Do đó, thời gian tới, nguy cơ bệnh ASF tiếp tục phát sinh và lây lan theo 03 hướng sau: Lây lan nhanh đến các địa bàn chưa có dịch; Tái phát tại các ổ dịch cũ đã qua 30 ngày; Có thể xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn…
Thời gian qua, ASF bùng phát mạnh mẽ có nguyên nhân là do chăn nuôi quy mô nhỏ, tận dụng, an toàn sinh học kém và đây cũng là những điểm yếu của ngành chăn nuôi lợn hiện nay. Cụ thể năm 2018, số hộ chăn nuôi lợn tiếp tục giảm (giảm 3,9%) so với năm 2017 và chiếm tỷ lệ 99,61% của tổng cơ sở chăn nuôi lợn của cả nước, tuy vậy với tổng số hộ chăn nuôi lợn vẫn còn lớn, lên tới 2,5 triệu hộ với tổng đàn là 13,9 triệu con.
Một điểm yếu nữa của ngành lợn đó là năng suất chăn nuôi còn thấp, giá thành còn cao. Điều này, một phần lớn do công tác giống. Theo nhiều chuyên gia, công tác quản lý giống vật nuôi còn nhiều bất cập. Ai cũng có thể làm con giống được và đưa ra thị trường. Con giống chất lượng kém nên năng suất chăn nuôi thấp.
Khi giá lợn lên cao, lợn cái nhưng vẫn cho phối giống thành lợn nái sinh sản. Điều đó hoàn toàn sai lầm và dẫn tới năng suất thấp. Ở nước ngoài, chăn nuôi lợn đã đạt tới 28-30 heo cai sữa/nái/năm nhưng ở Việt Nam chỉ từ 20-22 con, bằng 70% của họ. Nói như vậy thì không phải cái gì cũng kém, ở những trang trại chăn nuôi, đặc biệt là trại gia công cho các công ty lớn thì năng suất cũng khá. Số lượng vật nuôi năng suất không tốt còn nhiều nên cũng kéo năng suất chung xuống, đặc biệt là các giống nội, giống lai còn khá nhiều. Một điều nữa, đó là môi trường chăn nuôi hiện nay quá ô nhiễm, nên kéo năng suất chăn nuôi xuống thấp.
Cùng với đó, vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc thú y còn cao, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm chăn nuôi…Trước khi ASF nổ ra, giá thành lợn hơi ở khu vực trang trại, nông hộ từ 35.000 đồng-38.000 đồng/kg, khu vực FDI khoảng từ 32.000-34.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo đánh giá, khi có ASF, giá thành lợn hơi đã nước ta tăng cao, do chi phí sát trùng chuồng trại, chế phẩm tăng cường đề kháng cũng như hàng loạt chi phí kiểm dịch khác…
Cùng với đó, ngành lợn còn thiếu tính liên kết trong tổ chức sản xuất giống và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Cụ thể, năm 2018 cả nước có 3.010 trang trại chăn nuôi lợn gia công, chiếm tỷ lệ 30,8 % tổng số trang trạin chăn nuôi lợn của cả nước với tổng đầu con là 4,3 triệu con chiếm tỷ lệ 15,2% tổng đàn lợn của cả nước; 219 hộ chăn nuôi lợn gia công với tổng đầu con là 192,5 ngàn con. Số lượng liên kết chuỗi khép kín trong chăn nuôi lợn của cả nước là 171 chuỗi với tổng đầu con là 988.701 con chiếm tỷ lệ 3,5% tổng đàn lợn của cả nước, trung bình 5.782 con/chuỗi.
Một điều nữa đó là giá cả các sản phẩn chăn nuôi biến động nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi, thị trường sản phẩm chăn nuôi không ổn định, từ cuối năm 2016 đến hết quý III/2017 là giai đoạn chăn nuôi lợn thua lỗ cực lớn, khủng hoảng về giá xuống quá thấp và kéo dài đã gây thiệt hại khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng. Đây là bài học đắt giá cho cả công tác quản lý nhà nước và cho cả người chăn nuôi lợn; bài học về quy hoạch phát triển, về quan hệ cung cầu, về phát triển thị trường, về tăng trưởng năng suất thay cho tăng trưởng số lượng; về tăng cường giết mổ chế biến và dự trữ đông lạnh, về công tác thống kê…
Ngoài ra, ngành lợn còn gặp một loạt khó khăn khác đó là người chăn nuôi thiếu vốn, thiếu đất đai để đầu tư và phát triển trang trại chăn nuôi; Ảnh hưởng suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và giá sản phẩm, làm hiệu quả chăn nuôi thấp, nhiều cơ sở sản xuất chăn nuôi bị lỗ trong thời gian dài; Biến đổi khí hậu hàng ngày, hàng giờ đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng… tất cả những điều này khiến ngành chăn nuôi lợn gặp nhiều thách thức…
Ngành lợn tương lai: Cuộc chơi của những người thực sự chuyên nghiệp
Theo chuyên gia trong ngành, cuộc chơi hiện tại và tương lai khi phải sống chung với ASF, có lẽ chỉ những người chăn nuôi thực sự chuyên nghiệp mới đủ nguồn lực, phương tiện, kiến thức, kinh nghiệm để đi tiếp. ASF là cơ hội để tái cấu trúc ngành chăn nuôi. Chăn nuôi nhỏ lẻ, chộp giật sẽ thu hẹp. Tương lai và cơ hội với người chăn nuôi lớn, chuyên nghiệp sẽ rộng mở.
Và để có thể đi tiếp, theo Cục Chăn nuôi, ngành lợn sẽ từng thực hiện từng bước tái cơ cấu ngành cụ thể: Phát huy lợi thế về khả năng sản xuất một số giống lợn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng; phát triển bề vững góp phần đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Chăn nuôi lợn cần chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại.
Xác định quy mô trang trại phù hợp với từng vùng, địa phương. Tổ chức lại sản xuất, phần lớn chăn nuôi lợn trang trại, công nghiệp, chăn nuôi ATSH, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, chăn nuôi ở vùng an toàn dịch bệnh thì thực hiện theo chuỗi liên kết, bao gồm các chuỗi: Doanh nghiệp – Trại chăn nuôi gia công; Doanh nghiệp – HTX – Nông hộ. Ưu tiên phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng an toàn sinh học bổ sung chế phẩm gắn sản xuất theo chuỗi sản phẩm, đặc biệt chú trọng đến khâu giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu…
Tâm An
ÔNG PHÙNG ĐỨC TIẾN – THỨ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT: CÓ ĐỦ NIỀM TIN VÀ BẢN LĨNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC
Trong 5,36 triệu tấn thịt nói chung thì thịt lợn chiếm khoảng 72%, vì vậy, nếu chúng ta không có phương án tái cơ cấu sản xuất thì cuối năm sẽ thiếu thịt. Nhìn lại bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) khiến sản lượng thịt giảm mất 7% nhưng cũng
trong 7 tháng qua, có nhiều mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học cần được nhân rộng. Điển hình như Tập đoàn Quế Lâm, 15 mô hình nuôi 2100 con lợn, phát triển bình thường trong khi xung quanh có dịch; chất lượng thịt tốt, môi trường đảm bảo và tăng trọng nhanh. Hay như mô hình của Amavet; Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ với hơn 5 000 con lợn tổ chức làm tốt An toàn sinh học ngay từ ngày đầu mặc dù xung quanh bị dịch bệnh xảy ra nghiêm trọng. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp chăn nuôi lợn, đảm bảo an toàn sinh học thì vẫn an toàn. Căn cứ khoa học và mô hình thực tiễn đã triển khai, chúng ta khẳng định Làm tốt an toàn sinh học thì chúng ta khống chế được ASF; cùng với đó, mạnh dạn tin tưởng, áp dụng những chế phẩm vi sinh được Cục Thú y, Cục chăn nuôi khuyến cáo và khuyến khích áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Tôi tin tưởng là các Sở NN&PTNT có đủ niềm tin và bản lĩnh phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
Tâm An (ghi)
- ngành chăn nuôi lợn li>
- ngành chăn nuôi lợn việt nam li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất