[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2017, giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 230.000 tỷ đồng theo giá cố định năm 2010 (khoảng 10,25 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng cùng kỳ so với năm 2016 đạt khoảng 3,05%.
Chăn nuôi vẫn tăng trưởng
Theo Cục Chăn nuôi, năm 2017, giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 230.000 tỷ đồng theo giá cố định năm 2010 (khoảng 10,25 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng cùng kỳ so với năm 2016 đạt khoảng 3,05%.
Về chăn nuôi lợn, trong 5 tháng đầu năm 2017 còn gặp nhiều khó khăn do giá cả liên quan tới giá thành, nguồn cung nhiều hơn cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, sau khi các cấp Bộ, ngành đồng loạt triển khai các nhóm giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng nhằm ổn định chăn nuôi lợn, giá thịt lợn đã ngăn được đà giảm đàn và ổn định suốt các tháng tiếp theo, đàn lợn cũng được duy trì ổn định (cả nước đã loại thải gần 500.000 lợn nái, tương đương với 10,28%. Sang quý VI năm 2017, đàn lợn đã phục hồi do các địa phương và doanh nghiệp chăn nuôi đã ổn định đàn lợn nái, nguồn cung con giống cho hoạt động sản xuất chăn nuôi tăng lên, chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước các tháng cuối năm và dịp Tết dương lịch, Tết nguyên đán 2018.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tại thời điểm năm 1/10/2017, tổng đàn lợn trên 27,4 triệu con, giảm khoảng 5,7%, tuy nhiên, sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 3,73 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Chăn nuôi gia cầm, những tháng đầu năm 2017, dịch cúm gia cầm phát sinh tại một số tỉnh, tuy nhiên, số ổ dịch xảy ra nhỏ lẻ và đã được khống chế kịp thời. Hiện nay, đàn gia cầm phát triển ổn định, tăng cả về quy mô đàn và sản lượng trứng, thịt. Thống kê tại thời điểm ngày 01/10/2017, tổng đàn gia cầm cả nước đạt trên 385,5 triệu con, tăng 6,6% (gà tăng 6,5%) so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng thịt hơi gia cầm đạt gần 1.012,5 ngàn tấn, tăng 5,3% và sản lượng trứng gia cầm các loại đạt gần 10,64 tỷ quả, tăng 12, 6% với cùng kỳ năm 2017.
Chăn nuôi trâu, năm 2017 đàn trâu trên cả nước phát triển chậm, lượng trâu bán tại một số tỉnh miền núi phía Bắc tương đối lớn, vượt khỏi mức độ sinh tự nhiên của giống trâu. Theo thống kê, tổng đàn trâu cả nước đạt khoảng 2.491,7 ngàn con, giảm 1,1%; trong khi đó, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 88 ngàn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Chăn nuôi bò phát triển ổn định mặc dù bị tác động nhất định từ chăn nuôi lợn. Đàn bò sữa tiếp tục phát triển tốt do một số doanh nghiệp tăng cường đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi kết hợp với điều kiện thuận lợi tại một số địa phương và những tác động tích cực của Chương trình sữa học đường quốc gia; đàn bò sữa mở rộng thêm ở một số địa phương như: Phú Yên, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Hà Giang… Tại thời điểm ngày 1/10/2017, tổng đàn bò cả nước đạt gần 4.654,9 ngàn con, tăng 2,9% cao hơn so với năm 2016 (2,41%); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt trên 321,7 ngàn tấn, tăng 4,2% cao hơn năm 2016 (3,1%); đàn bò sữa đạt 283.000 con, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2016 cho sản lượng sữa bò đạt 881,3 ngàn tấn, tăng gần 12,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong vụ Đông Xuân 2016-2017 thiệt hại trên đàn vật nuôi do rét đậm, rét hại là không đáng kể, chỉ có khoảng 250 con gia súc, gia cầm bị chết.
Thời gian qua, có một số cơn bão đổ bộ, đặc biệt là cơn bão số 10 vào miền Trung gây áp thấp nhiệt đới tại khu vực phía Bắc đã gây thiệt hại lớn cho đàn vật nuôi. Theo tổng hợp báo cáo của các tỉnh/ thành phố thì đã có 50.8 ngàn con lợn; 7,7 ngàn con trâu bò và 1,5 triệu con gia cầm bị chết, thiệt hại ước tính khoảng 250,3 tỷ đồng.
Ngành chăn nuôi có nhiều bài học sau một năm khó khăn
Xuất nhập khẩu một số sản phẩm chăn nuôi
Theo số liệu báo cáo của các đơn vị kiểm tra thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, ước tính năm 2017, tổng khối lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khoảng 18,1 triệu tấn, tương đương 5,5 tỷ USD, giảm 7,7% so với năm 2016 (19,5 triệu tấn, tương đương với 5,8 tỷ USD). Trong đó, thức ăn giàu đạm khoảng 7,2 triệu tấn; thức ăn chăn nuôi giàu năng lượng khoảng 10,4 triệu tấn; thức ăn bổ sung khoảng 500 ngàn tấn.
Trong năm 2017, giá bình quân nguyên liệu và một số TĂCN thành phẩm giảm so với năm 2016, ngoại trừ một số mặt hàng như sắn lát và lysin có giá tăng lên. Cụ thể, ngô hạt 4.960 đồng/kg (giảm 2,8%), khô dầu đậu tương 9.143 đồng/kg (giảm 7,8%), bột cá 23.780 đồng/kg (giảm 5,5%), cám gạo 5.083 đồng/kg (giảm 12,8%), sắn lát 3.277 đồng/kg; lysine 22.969 đồng/g tăng 12%; methonine 58.403 đồng/kg (giảm 22,8%).
Bình quân giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt là 9.426 đồng/kg (giảm 6,7%) và giá thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng là 8.720 đồng/kg (giảm 5,8%)
Tình hình nhập khẩu một số loại sản phẩm chăn nuôi cụ thể như sau:
1.711 con lợn giống, kim ngạch gần 1,89 triệu USD (tương ứng giảm 78,0% về lượng và 87,2% giá trị về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016) (lượng lợn giống nhập khẩu nhiều nhất là từ Pháp, chiếm tới 46,5%); lượng thịt lợn đã nhập khẩu là 6 ngàn tấn, kim ngạch đạt xấp xỉ 10,15 triệu USD, kim ngạch đạt xấp xỉ 10,15 triệu USD (tương đương giảm 35,5% về lượng và 24,2% về giá trị khẩu về giá trị kim ngạch so với năm 2016.
Tổng sản phẩm gia cầm nhập khẩu là 2.172.839 con, kim ngạch nhập khẩu gần 9,16 triệu USD (tương ứng tăng 5,3% về lượng và 1,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016). Tổng lượng thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam là 74.638 tấn, kim ngạch đạt 69,4 triệu USD (tương đương giảm 33,2% về lượng và 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016).
Các sản phẩm thịt khác có: 240.461 con trâu, bò sống được nhập vào Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu trên 269,9 triệu USD (tương ứng giảm 19,6% về lượng và 13,2% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra, khối lượng nhập khẩu các loại thịt khác đạt trên 41,46 ngàn tấn (chủ yếu là thịt trâu bò có xương), kim ngạch nhập khẩu ước đạt 145,78 triệu USD.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2017, sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu đều giảm mạnh cả về số lượng và kim ngạch, duy nhất có sản phẩm sữa tươi giảm về sản lượng nhưng lại tăng về giá trị kim ngạch, cụ thể:
Thịt lợn sữa đông lạnh gần 19.475,1 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 78,38 triệu USD (tương ứng giảm 54% về lượng và 22,7% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016).
Trứng vịt muối: gần 17,69 triệu quả, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,52 triệu USD (giảm 41,25% về lượng và 31,84% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016).
Mật ong: trên 41.412,5 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 69,6 triệu USD (tương ứng với giảm 27,15% về lượng và 20,5% về giá trị kim ngạch cho với với cùng kỳ năm 2016.
Sữa tươi tiệt trùng: trên 10,8 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị khoảng 26,2 triệu USD (tương ứng giảm 2,45% về lượng nhưng tăng 53,16% về giá trị kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2016).
Xuất khẩu nguyên liệu và TĂCN: Ước tính cả nước đã xuất khẩu được 50,93 triệu USD nguyên liệu TĂCN và thức ăn công nghiệp sang thị trường một số nước ASEAN và khu vực châu Á…
Còn nhiều khó khăn
Tại hội nghị chỉ đạo điều hành năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018, Cục chăn nuôi nhận định, năm 2017, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn đặc biệt là chăn nuôi lợn sau thời gian khủng hoảng về giá do sự phát triển mạnh mẽ trong những năm 2015-2016 nên cung vượt cầu; thị trường sản phẩm đầu ra cũng gặp nhiều khó khăn, gây tâm lí bất ổn đối với các khu vực chăn nuôi phát triển và chăn nuôi nông hộ; giá cả một số sản phẩm và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tiếp tục xu hướng giảm từ quý IV/2016.
Theo Cục Chăn nuôi, công tác thị trường còn nhiều yếu kém ở tất cả các lĩnh vực; chế biến, giết mổ và phân phối vẫn là khâu yếu nhất, nhưng lại có tiềm năng giá trị nhất; sự tăng trưởng thiếu cân đối giữa các bộ phận quan trọng cấu thành trong chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi là nguyên nhân chính dẫn đến mấy kiểm soát như đối với lĩnh vực chăn nuôi.
Công tác quản lý ngành còn chưa cập nhật kịp thực tiễn sinh động và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ; quản lý chưa thực sự chuyên nghiệp, còn chậm đổi mới, thiếu hệ thống hóa và đôi khi còn lúng túng;
Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu một số sản phẩm chăn nuôi như nhập khẩu thịt, sản phẩm thịt gia súc, gia cầm và hóa chất, kháng sinh sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, ngành chăn nuôi trong nước phải chịu nhiều cạnh tranh về giá và chất lượng với một số sản phẩm nhập khẩu tronng khi chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Định hướng sản xuất năm 2018
Cục Chăn nuôi định hướng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt khoảng 3,8-4,0% so với năm 2017, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt mức 33-34%.
Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 5,4 triệu tấn, tăng 3,8%; sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 3,85 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2017; sản lượng trứng các loại khoảng 11,58 tỷ quả tăng 8,8%; sản lượng sữa đạt trên 1 triệu tấn tăng 14.1%; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,091 ngàn tấn, tăng 7,8%; sản lượng mật ong là 21,5 ngàn tấn tăng 10,3%; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt trên 22 triệu tấn, tăng 3,0% so với năm 2017.
Tỷ lệ bò lai ước đạt 61,5% tổng đàn bò; tỷ lệ lợn nái ngoại 27,5%; tỷ lệ đàn lợn lai và ngoại trong tổng đàn lợn 92,7%; khối lượng lợn thịt xuất chuồng đạt trên 77,08 kg/con.
TÂM AN
Tại hội nghị chỉ đạo điều hành năm 2017 và triển khai kế hoạch 2018 của Cục Chăn nuôi, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, chăn nuôi sẽ có nhiều bước ngoặt về pháp lí trong năm 2018. Đó là Dự thảo Luật Chăn nuôi sẽ trình Quốc hội thông qua, đòi hỏi Cục chăn nuôi tiếp cận theo hướng chuyển từ quản lý hành chính, sáng tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ để các doanh nghiệp và người chăn nuôi phát triển. Xây dựng Luật đi vào cuộc sống. Đây là thời cơ, trách nhiệm của ngành chăn nuôi, là trọng tâm của Cục, trong bối cảnh tái cơ cấu ngành đang đi vào chiều sâu và thu hút được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Tái cơ cấu chăn nuôi gắn với an toàn thực phẩm, hình thành chuỗi liên kết phục vụ trong nước và xuất khẩu. Có chính sách thu hút các doanh nghiệp vào chuỗi, hỗ trợ họ bằng cơ chế. Tăng cường phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng tích cực hơn nữa.
- thống kê chăn nuôi li>
- ngành chăn nuôi việt nam li>
- sản phẩm chăn nuôi li>
- ngành chăn nuôi năm 2017 li>
- chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất