[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Là ngành kinh tế – kỹ thuật với giá trị lên tới 23,7 tỷ USD (năm 2022), tăng trưởng 5-6%/năm, đóng góp 26,7% tỷ trọng giá trị sản xuất của toàn ngành Nông nghiệp, tạo sinh sinh kế cho gần 10 triệu hộ, nhưng, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn chưa có quỹ đất riêng cho mình trong Luật đất đai. Và cuộc đại di dời của ngành chăn nuôi bắt đầu tại tỉnh Đồng Nai, đặt ra nhiều thách thức về không gian cho chăn nuôi Việt Nam về mặt địa lý và thương mại trong thời kỳ hội nhập!
Từ câu chuyện di dời các cơ sở chăn nuôi khởi đầu là Đồng Nai
Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ năm 2020 nghiêm cấm hành vi chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư. Như vậy, hàng chục nghìn cơ sở chăn nuôi trên cả nước sẽ phải di dời ra khỏi các khu dân cư. Việc di dời một trang trại chăn nuôi không hề đơn giản, vì liên quan đến quy hoạch, quỹ đất, hạ tầng và vốn đầu tư.
Như tại Đồng Nai, hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi, bao gồm cả các nông hộ tại nhiều huyện của tỉnh này – nơi được xem là thủ phủ chăn nuôi của cả nước, chuẩn bị di dời ra khỏi khu vực dân cư và những nơi không được phép chăn nuôi, theo quy định của Luật chăn nuôi hiện hành. Việc di dời các cơ sở chăn nuôi là thực hiện theo quy định của Luật chăn nuôi, lần đầu tiên được ban hành vào cuối năm 2018, với mục đích là bảo vệ môi trường.
Theo quy định của Luật, các địa phương có 5 năm kể từ khi Luật có hiệu lực, tức là đến ngày 1/1/2025 các cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư sẽ phải di dời. Luật Chăn nuôi được ban hành từ năm 2018, có nghĩa là chính quyền các địa phương có gần 7 năm để thực hiện quy định này. Đã hơn 3 năm trôi qua, đến nay những thủ phủ chăn nuôi như Đồng Nai mới bắt đầu chuẩn bị.
“Vốn liếng vay ngân hàng đã đầu tư hết vào đây. Đã là luật thì không thể cưỡng chế nhưng rất mong muốn là nhà nước thể cho hộ dân chúng tôi có thể kéo dài quá trình sản xuất. Hoặc nếu phải di dời thì cho chúng tôi biết di dời đi đâu”, chị Nguyễn Thị Xuân Linh, Xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cho biết.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đánh giá quy định di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư như là một cuộc đại “di dời” của ngành nông nghiệp. Ông Dương đánh giá việc di dời các cơ sở chăn nuôi trong 3 năm qua là chậm.
“Nhiều địa phương vẫn đang bàng quan, vẫn đang lo giải quyết giá thức ăn thế nào, vấn đề thị trường ra sao. Tuy nhiên việc di dời các sơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi là vấn đề vô cùng lớn. Vấn đề này một mình ngành nông nghiệp không thể giải quyết được. Nhìn chung các địa phương chưa ý thức hết được khó khăn của vấn đề này”, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định.
Cũng theo ông Dương, theo Luật Chăn nuôi thì các sở chăn nuôi không đủ điều kiện có 5 năm và đang ở vùng không được phép chăn nuôi phải di chuyển. Nhà nước đã giao cho các địa phương ban hành quy định khu nào không được phép chăn nuôi.
“Khoảng năm 2021, 63 tỉnh thành đã đưa ra quy hoạch khu vực không được phép chăn nuôi. Như vậy còn thời gian khoảng 4 năm để người chăn nuôi chuyển đi. Nếu chúng ta quyết tâm làm thì thời gian này không phải quá ngắn”, ông Dương đánh giá.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đồng Nai chia sẻ: “Hiện nay, Đồng Nai của chúng tôi đang chịu sự tổn thương lớn nhất, là tỉnh đi đầu với khoảng trên 3000 cơ sở di rời. Hiện tại Đồng Nai đã có kiến nghị buộc phải rà soát lại, bởi vì chính sách hỗ trợ chỉ có 01 tỷ cho 01 cơ sở sản xuất, trong khi đó phải cần ít nhất 10 tỷ cho 1 cơ sở. Đó là một sự thiệt hại rất lớn cho các cơ sở, cho người chăn nuôi”
Đến không gian địa lý và thương mại cho chăn nuôi ngày càng hẹp hơn…
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Dương, không gian chăn nuôi của đang hẹp và ngày càng hẹp dần. Nếu xét về mật độ dân số và mật độ vật nuôi (hay đơn vị vật nuôi/diện tích đất nông nghiệp) thì Việt Nam hiện nay đang thuộc tốp cao nhất của thế giới (với dân số trên 290 người/km2 và 1,2 đơn vị vật nuôi/ha đất nông nghiệp, bình quân thế giới là 1,0). Là một nước nhỏ mà Việt Nam có số đầu lợn đứng hàng thứ 7 và đàn thủy cầm đứng thứ 2 trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, nguồn nguyên liệu, nhất là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN), vốn đã khan hiếm, ngày càng khan hiếm hơn do áp lực cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế khác, như nguyên liệu cho công nghiệp, đất trồng cây ăn trái, cây dược liệu…Hiện nay, Việt Nam đang phải nhập khẩu trên 70% nguồn nguyên liệu TACN cho nhu cầu tổng thể của vật nuôi và thủy sản; trong đó, chiếm tới 90% nguồn nguyên liệu cho nhu cầu chế biến TACN công nghiệp và con số này chưa có dấu hiệu sụt giảm.
Không gian thương mại của chăn nuôi Việt Nam đang được thu hẹp ngày càng nhanh bởi áp lực cạnh tranh của các dòng sản phẩm nhập khẩu ngày càng khốc liệt. Với lợi thế giá thành rẻ và sự quản lý nhập khẩu lỏng lẻo, nhất là trong thời điểm dịch tả lợn châu Phi, dịch Covid-19 đã làm cho khối lượng nhập khẩu vật nuôi sống và thịt đông lạnh, đặc biệt là thịt lợn nhập khẩu tăng lên phi mã, chóng mặt, tới 1600% (16 lần) chỉ trong vòng 2 năm (từ 2019-2020) và ngày càng gia tăng.
Năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm chăn nuôi (gia súc, gia cầm sống; thịt và phụ phẩm dạng thịt) đạt 3,29 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi chỉ đạt 409 triệu USD.
Cần có quỹ đất riêng cho chăn nuôi
“Chúng ta có khoảng 27 triệu ha đất nông nghiệp nhưng không có quỹ đất nào dành cho đất chăn nuôi. Chúng tôi đang kiến nghị phải có một chương nói về đất dành cho chăn nuôi. Đất cho trang trại cho chăn nuôi tập trung phải chỉ ra được. Phải có một quỹ đất dành cho chăn nuôi”, ông Dương nhấn mạnh.
Góp ý cho dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan nêu một thực tế, đất nông nghiệp sử dụng cho chăn nuôi có quy mô nhỏ so với quy hoạch quốc gia nên không thể hiện trên bản đồ. Trong Luật Đất đai hiện nay không đề cập đến đất cho chăn nuôi.
“Quy hoạch đất sử dụng cho chăn nuôi cần được đề cập đến để có định hướng cho các quy hoạch địa phương, vấn đề này liên quan đến vấn đề môi trường, tình hình phòng chống dịch bệnh, cân đối giữa các vùng sản xuất nông nghiệp” – bà Lan nói.
Còn ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, trong Luật Đất đai hiện nay, không có một từ nào nói đến đất cho chăn nuôi.
“Luật Đất đai đang tồn tại bất cập về phân loại đất nông nghiệp. Theo đó, tại khoản 1 Điều 10, Luật Đất đai về phân loại đất không có mục riêng về đất chăn nuôi mà thay vào đó chỉ có quy định là đất “xây dựng chuồng trại gia súc, gia cầm và vật nuôi khác …” được ghép vào điểm h, khoản 1 là đất nông nghiệp khác.
Trong hoạt động chăn nuôi đất không chỉ cần để xây dựng chuồng trại mà còn nhiều công trình phụ trợ khác, đặc biệt là đất để sản xuất cây thức ăn chăn nuôi, đất xây dựng nhà máy chế biến giết mổ… Điều này vô hình chung đã coi nhẹ đất giành cho ngành chăn nuôi trong quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương, đồng thời làm giảm vai trò của một ngành kinh tế hết sức quan trọng này trong lĩnh vực nông nghiệp” – ông Sơn nói.
Năm 2020, người đứng đầu một tập đoàn lớn về sản xuất thép, bất động sản công nghiệp và nông nghiệp từng chia sẻ: “Tìm đất để xây dựng trại lợn, trại bò rất khó, khó hơn xin đất làm trại hủi”. Nhận định này của vị này có căn cứ, bởi thực tế ở nhiều địa phương, việc xin dự án, xin đất để làm trang trại chăn nuôi thực sự rất khó.
Như vậy, chiến lược phát triển chăn nuôi hiện đại – công nghiệp và chuyên nghiệp đã có. Vấn đề là cách thức tổ chức triển khai thực hiện. Di dời không chỉ đơn thuần là chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Mà đây cũng là cơ hội để chính quyền các địa phương xác định rõ đặc trưng, lợi thế cạnh tranh của từng vùng để điều chỉnh, tập trung nguồn lực và để bắt đầu hình thành nên ngành chăn nuôi bền vững, qua đó nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chăn nuôi để từ đó mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho người chăn nuôi.
TÂM AN
ÔNG NGUYỄN KIM ĐOÁN, PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI CHĂN NUÔI ĐỒNG NAI: Có lộ trình để không ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng
Với tình hình sản xuất thua lỗ như hiện nay, tổng đàn chăn nuôi sẽ giảm và ảnh hưởng nguồn cung sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới. Nhiều thành viên trong Hiệp hội Chăn nuôi đang tìm cách giảm đàn; đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hiện không còn đủ sức tham gia chăn nuôi và phải tìm công việc khác để sinh sống.
Với quyết định của tỉnh về việc di dời và ngưng hơn 3 ngàn cơ sở chăn nuôi từ quy mô nhỏ đến trung bình, lớn là vấn đề vô cùng khó khăn, vì ảnh hưởng đến nguồn vốn của người chăn nuôi khi phải xây dựng mới chuồng trại, con giống… Giai đoạn rất khó khăn hiện nay, họ sẽ không dám tái đầu tư sau khi buộc phải di dời. Việc di dời số lượng lớn các cơ sở chăn nuôi trong thời gian ngắn có thể dẫn đến nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm.
TS NGUYỄN XUÂN DƯƠNG, CHỦ TỊCH HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM: Cần điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành chăn nuôi
Nội bộ của ngành chăn nuôi cần có sự điều chỉnh quy hoạch về quy mô, cơ cấu, sao cho hợp lí giữa vật nuôi sử dụng nhiều ngũ cốc như lợn, gia cầm với các vật nuôi ăn cỏ như trâu, bò, dê, thỏ. Không gian chăn nuôi của Việt Nam có hạn, chúng ta không thể tăng trưởng mãi theo đầu con theo từng năm như hiện nay, đặc biệt trong tình hình chăn nuôi vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Nên chú trọng nâng cao năng suất trên một đơn vị vật nuôi và nâng cao giá trị cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Cùng với đó, chăn nuôi là ngành yếu thế trong hội nhập, cần có sự hỗ trợ về chính sách của Đảng, Chính phủ và các cơ quan chức năng để duy trì và phát triển.
- ngành chăn nuôi việt nam li> ul>
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất