[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2018, ngành chăn nuôi Việt Nam dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Giải thưởng ngành chăn nuôi VIETSTOCK 2016 với các đơn vị đạt giải: C.P. Việt Nam Corp, Emivest, Japfa Comfeed…
Đến đầu tháng 4 năm nay, giá thịt lợn vẫn đang thấp ở mức cảnh báo. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cùng thời điểm này năm trước, nguồn cung lợn dư thừa, kéo giá thịt lợn giảm kỷ lục trên phạm vi toàn quốc, đẩy ngành chăn nuôi vào tình trạng khủng hoảng. Sau một năm, Bộ NN&PTNT cũng như các đoàn thể từ Trung ương tới địa phương, các doanh nghiệp (DN) đã đồng loạt tham gia chiến dịch “giải cứu” thịt lợn, dù đã thoát khỏi khủng hoảng nhưng người chăn nuôi vẫn đang phải bán lợn hơi với giá thấp.
Trong buổi trao đổi với truyền thông gần đây, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu, nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn trên thế giới đã và đang mở rộng hoạt động kinh doanh và đầu tư vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu hiên chiếm 9 – 11% tổng sản lượng trong nước với mức giá bán rất rẻ, thu hút được nhiều người tiêu dùng, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt đối với các sản phẩm trong nước. Để duy trì năng lực cạnh tranh, các DN trong nước phải liên tục cải tiến chất lượng, có chính sách xây dựng thương hiệu và giá cả phù hợp.
Cục Chăn nuôi cũng đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giúp các DN và ngành vượt qua những thách thức hiện tại như xem xét tái cơ cấu, phát triển các cơ chế và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và người sản xuất sử dụng các công nghệ mới, tổ chức hàng loạt hội thảo kỹ thuật, tập huấn cho ngành chăn nuôi hướng đến việc giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của ngành Chăn nuôi Việt Nam, hơn 10 năm qua, Triển lãm và Hội thảo VIETSTOCK đã liên tục đồng hành cùng Cục Chăn nuôi trong việc thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quy trình chăn nuôi hiện đại, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà cung ứng hàng đầu thế giới.
Được chủ trì bởi Cục Chăn nuôi và tổ chức mỗi hai năm một lần, VIETSTOCK hiện là sự kiện thương mại lớn và uy tín hàng đầu Việt Nam dành cho ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt. Năm nay, sự kiện sẽ một lần nữa được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ &Triển lãm Sài Gòn (SECC), thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 17-19/10/2018, dự kiến thu hút hơn 350 đơn vị trưng bày và 12,000 khách tham dự đến từ hơn 30 quốc gia, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Triển lãm chăn nuôi VIETSTOCK 2016 đã thu hút hơn 10.000 khách tham quan chuyên ngành
Ban tổ chức triển lãm, Công ty UBM VES cho biết VIETSTOCK được định hướng không chỉ là một sự kiện thương mại, chuyên ngành trưng bày giới thiệu các sản phẩm, công nghệ tiên tiến trên thế giới mà còn là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm và kiến thức khoa học, cập nhật thông tin thị trường, kết nối người mua hàng và nhà cung ứng. Hàng loạt các chương trình, hoạt động đã được lên kế hoạch trong năm nay nhằm mang đến các hỗ trợ thiết thực và hiệu quả hơn cho ngành chăn nuôi cũng như người tham dự VIETSTOCK: tổ chức chuỗi chương trình tập huấn về kỹ thuật mới tại những tỉnh thành tập trung chăn nuôi; phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thú y sắp xếp các chuyến xe miễn phí đưa người chăn nuôi các khu vực xa đến tham dự VIETSTOCK 2018; cải tiến công cụ Kết nối doanh nghiệp (Business matching) giúp các đơn vị trưng bày và người tham dự tìm gặp đúng đối tác và khách hàng phù hợp … Đặc biệt, VIETSTOCK tiếp tục cùng Cục Chăn nuôi lựa chọn vinh danh các DN có thành tích xuất sắc và cống hiến cho sự phát triển chung của ngành thông qua Giải thưởng VIETSTOCK – giải thưởng uy tín cho ngành Chăn nuôi Việt Nam.
Với các hoạt động được chuẩn bị chu đáo cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của các DN trong và ngoài nước cũng như các cơ quan quản lý liên quan, Ban tổ chức tin rằng VIETSTOCK 2018 sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công, mang đến nhiều hoạt động thú vị và bổ ích giúp các đơn vị tham gia tìm ra giải pháp đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
UBM ASIA
- ngành chăn nuôi việt nam li>
- ngành chăn nuôi li>
- Triển lãm Vietstock 2018 li>
- Công ty UBM VES li>
- VIETSTOCK li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất