[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 8/7/2020, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập và sơ kết công tác 6 tháng đầu năm.
Ngày 11/7/1950, Bác Hồ ký sắc lệnh 12 SL: Ấn định luật lệ bài trừ bệnh truyền nhiễm gia súc. Đây là văn bản Pháp luật đầu tiên của nước ta về công tác Thú y, đánh dấu mốc lịch sử cho sự ra đời và phát triển của ngành Thú y Việt Nam và cũng là nền tảng của hệ thống pháp luật về thú y hiện nay.
Ngày 12/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 664/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 11/7 là “Ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam”. Đây chính là sự ghi nhận trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, Thủ đô Hà Nội với 70 năm xây dựng và phát triển đã trải qua rất nhiều thăng trầm, thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ để triển khai các hoạt động chuyên môn cũng như nhiệm vụ chính trị trong phát triển chăn nuôi và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho động vật, gia súc gia cầm trên địa bàn Thành phố.
Từ những thập kỷ 50-70 ngành Thú y Hà Nội đã được hình thành và dần phát triển. Đến năm 2013, hệ thống thú y xã, phường đã được quan tâm, chú trọng từ Thành phố đến xã phường, đặc biệt hệ thống thú y đã được quan tâm đến tận thôn, xóm. Nhân viên thú y xã được trả công lao động như một viên chức. Đây chính là hạt nhân trong hệ thống quản lý giám sát đàn vật nuôi, dịch bệnh, có vai trò quan trọng trong việc phát hiện nhanh và tham gia xử lý các ổ dịch kịp thời, không để dịch bệnh lớn xảy ra.
Năm 2018, Chi cục Thú y được bổ sung chức năng nhiệm vụ và một tên mới được đồng hành đó là Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
Với bề dày 70 năm xây dựng và phát triển và cố gắng nỗ lực của cả hệ thống ngành, ngành thú y và chăn nuôi Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu lớn, quan trọng về phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh động vật, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.
Là Thủ đô song hiện nay Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn đứng ở tốp đầu cả nước với tổng đàn gia cầm 36 triệu con, đàn lợn 1,3 triệu con, đàn trâu bò 153 nghìn con… Đặc biệt chất lượng đàn gia súc, gia cầm những năm qua được cải thiện đáng kể về chất lượng giống.
Những năm qua với vai trò tham mưu, Chi cục đã thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch tái cấu trúc ngành chăn nuôi. Hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học; xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư gắn với mạng lưới giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi trên địa bàn Thành phố.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã triển khai tập trung cao độ cho việc tham mưu Thành phố xây dựng Nghị quyết về khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Và Nghị quyết này đã được HĐND TP thông qua với 100% đại biểu nhất trí cao.
Về công tác phòng, chống dịch bệnh, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, hàng năm Chi cục thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trình UBND TP phê duyệt. Tổ chức tốt việc tiêm phòng vắc xin định kỳ và bổ sung cho đàn vật nuôi; chỉ đạo triển khai có hiệu quả việc kiểm tra xuất, nhập động vật, gia súc gia cầm.
Đồng thời Chi cục cũng tập trung cao độ cho công tác quản lý chó nuôi trên địa bàn các quận nhằm ngăn chặn bệnh dại. Hơn thế nữa đảm bảo cho du lịch, người nước ngoài sinh sống tại Thủ đô thấy được hình ảnh Hà Nội xanh, sạch, đẹp quan tâm đến “Phúc lợi động vật” đó chính là tăng cường quản lý chó nuôi.
Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã làm tốt công tác tham mưu để khống chế, ngăn chặn dịch có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất, điển hình như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, cúm gia cầm…
Tuy nhiên, cũng theo ông Sơn, trong thời gian tới, với ngành nông nghiệp nói chung, ngành Chăn nuôi Thú y nói riêng dự báo có quá nhiều khó khăn, thách thức bởi biến đổi khí hậu, diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm ngày càng phức tạp, khó lường, nhiều bệnh mới xuất hiện, nhiều bệnh truyền nhiễm lây lan giữa người và động vật tái nhiễm, môi trường ô nhiễm nặng, chăn nuôi nhỏ lẻ tỷ lệ phân tán cao.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội tặng hoa cho các cá nhân từng công tác trong ngành Chăn nuôi Thú y Thủ đô
Với những kết quả đạt được, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội cho biết, trong thời gian tới ngành Chăn nuôi, Thú y cần tiếp tục rà soát chăn nuôi, bảo đảm vấn đề an toàn thực phẩm. Đồng thời chú trọng đến vấn đề cung cấp và quản lý giống mới vào sản xuất; đảm bảo nguồn cung thực phẩm chất lượng. Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện luật chăn nuôi, luật thú y. Tăng cường thanh kiểm tra, thực hiện nghiêm túc việc chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi vừa được HĐND thông qua đồng thời hỗ trợ chuyển đổi nghề. Quản lý tốt công tác vật tư hóa chất, nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của ngành. Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi, quản lý chăn nuôi…
Nhiều cá nhân, tập thể nhận bằng khen của Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội
Nhân dịp này, ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội và tập thể Chi cục đã nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT đã trao giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong công tác chăn nuôi và thú y của Thủ đô.
Trần Ngân
Hà Nội có 1 127 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, tổng cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội là 1127 cơ sở, trong đó:
Cơ sở sản xuất gồm 31 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp và thức ăn bổ sung, trong đó số cơ sở có giấy chứng nhận hợp quy cơ sở sản xuất thức ăn đảm bảo an toàn thực phẩm là 17 cơ sở.
Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi là 1.096 cơ sở, tăng 36/1060 cơ sở so với năm 2019, chiếm tỷ lệ 3,39%. Các cơ sở kinh doanh thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc cho động vật, cơ sở kinh doanh tại các quận chủ yếu kinh doanh thức ăn cho động vật cảnh.
Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi có đăng ký kinh doanh là 694 cơ sở (đăng ký kinh doanh cấp thành phố là 35 cơ sở); đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện, thị xã là 659 cơ sở) và có 402 cơ sở kinh doanh không có đăng ký kinh doanh.
Tổng số cơ sở buôn bán thuốc thú y là 662 cơ sở, giảm 4% so với năm 2019 (685 cơ sở). Trong đó cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y là 509 cơ sở. Số cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 596 cơ sở (47 cơ sở có đăng ký kinh doanh cấp thành phố, cấp huyện là 549.
- Ngành Thú y Hà Nội li>
- đảm bảo an toàn dịch bệnh li>
- phát triển chăn nuôi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất