[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chuyện ẩm thực trong đời sống con người, từ lâu đời vừa được xem là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Giới hạn trong bài viết này, tác giả chỉ bàn ở khía cạnh khoa học của ẩm thực. Liệu chúng ta đã biết cách ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo tốt cho sức khỏe?
Nên tổ chức một chương trình giáo dục thực phẩm một cách khoa học và có hệ thống (Ảnh minh họa)
Thực trạng
Cùng với sự phát triển của internet và mạng xã hội, bùng nổ thông tin các chiến dịch quảng cáo rầm rộ của nhiều doanh nghiệp nhằm thu hút người tiêu dùng về sản phẩm của mình với các ngôn từ mỹ miều, đại loại như “thực phẩm XYZ nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng”. Trong “rừng” thông tin hỗn loạn đó, liệu có bao nhiêu người có đủ thông tin rằng các loại nguyên liệu đó được nuôi trồng hay đánh bắt, sơ chế và bảo quản được thực hiện theo quy trình như thế nào, trước khi chúng được chế biến thành món ăn một cách sặc sỡ và thơm lừng trên bàn? Mặt khác, có bao nhiêu người có đủ kiến thức và điều kiện để chọn cho mình các loại thực phẩm hàng ngày vừa hợp với túi tiền, lại vừa đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo tốt cho sức khỏe bản thân và gia đình?
Ngày nay, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mà năng suất canh tác nông nghiệp đã tăng lên rất nhiều so với cách đây vài thập kỷ. Nhờ đó, phần lớn người dân có cơ hội vượt qua tình trạng thiếu đói. Dù nguồn thực phẩm dồi dào và đa dạng, nhưng thực trạng đáng quan ngại là có một số lượng đáng kể người dân vẫn đang áp dụng chế độ ăn uống bất hợp lý và thiếu khoa học dẫn đến các chứng hoặc suy dinh dưỡng hoặc mất cân đối, béo phì ở các cấp độ khác nhau. Cả hai tình trạng trên đều gây ra các hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải.
Ở một khía cạnh khác, các cơ quan quản lý nhà nước đang kiểm soát tốt về an toàn thực phẩm từ đầu nguồn, nhiều nhà sản xuất nuôi trồng đang dần chuyển mình áp dụng các chuẩn canh tác nông nghiệp an toàn như VietGAP hay GlobalGAP…, cùng lúc đó ý thức người tiêu dùng về vấn đề này ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, kiến thức của người tiêu dùng về bảo quản tồn trữ để thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm không bị hư hỏng giảm phẩm chất hoặc tệ hơn khi bảo quản không đúng cách có thể làm thực phẩm biến chất gây ngộ độc cho người dùng cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Đâu là lối ra?
Để giải các bài toán lớn trên đây, cần sự chung tay tham gia của rất nhiều bên liên quan như: cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến nông sản thực phẩm, các nhà khoa học, nhà truyền thông và hệ thống giáo dục…
Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng. Hiện nay, qui định pháp luật về chuẩn canh tác, nuôi trồng, chế biến và ghi nhãn nông sản thực phẩm đã được ban hành rất nhiều; một số đã lỗi thời nên cần cập nhật cho phù hợp tình hình mới. Sau khi đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP hay GlobalGAP, cơ quan quản lý cần tăng cường hoạt động hậu kiểm để đảm bảo doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất chế biến nông sản tuân thủ nghiêm túc qui trình. Tránh tình trạng một số nhà sản xuất chỉ triển khai đối phó, như để giảm chi phí tư vấn cấp chứng chỉ VietGAP, chủ trang trại có thể thực hiện đánh giá và triển khai trên vài trại nuôi vài chục ngàn gà đẻ, nhưng lượng trứng dán nhãn VietGAP lên đến hàng trăm ngàn quả / ngày. Tương tự, một số nhà sản xuất cũng tự phong cho mình nông sản hữu cơ, nông sản sạch… mặc dù thực tế không có vùng canh tác hữu cơ đúng chuẩn!
Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp triển khai canh tác, nuôi trồng theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP nghiêm túc. Mặt khác, nhà nước cũng cần có chính sách để duy trì và hỗ trợ thường xuyên các hoạt động huấn luyện, đào tạo hướng dẫn chủ trang trại thực hành nuôi trồng theo hướng canh tác an toàn và nông nghiệp bền vững.
Các hiệp hội ngành nghề cần tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục và đưa tiêu chí “minh bạch thông tin canh tác, nuôi trồng và dán nhãn truy xuất nguồn gốc” lên 100% nông sản trước khi bán ra thị trường thành điều kiện bắt buộc cho các thành viên của mình. Thực hiện tốt việc này sẽ tạo nền tảng tốt để xây dựng thương hiệu mạnh và tăng cường lợi thế cạnh tranh cho nông sản của hiệp hội.
Các nhà khoa học thực phẩm và dinh dưỡng nên thường xuyên cung cấp các khuyến cáo chuẩn mực cho người tiêu dùng về cách lựa chọn, bảo quản tồn trữ và tiêu dùng thực phẩm sao cho vừa đảm bảo về mặt cân bằng dinh dưỡng và vừa có lợi cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Do kênh chính thống thường đưa tin khô khan kém hấp dẫn nên nhiều người tiêu dùng ít quan tâm, ngược lại họ đã bị mê hoặc của tính ly kỳ có sức hút mạnh mẽ của thông tin trên các kênh không chính thống. Thêm vào đó, các quảng cáo thường chứa nội dung hoa mỹ và có cánh mà người tiêu dùng thực phẩm không có điều kiện để đối sánh, kiểm chứng dẫn đến hành động tiêu dùng lệch lạc, thiếu khoa học. Vì vậy, để đạt được mục tiêu giáo dục định hướng tiêu dùng ăn uống khoa học, các khuyến cáo chuẩn mực này cần được tuyên truyền thường xuyên bằng các câu chuyện thiết thực và sinh động hơn trên các kênh truyền thông chính thống.
Tầm nhìn lâu dài hơn, có lẽ các hiệp hội ngành nghề nên tổ chức các chương trình giao lưu, mời nhà trường đưa học sinh các lứa tuổi phù hợp đến tham quan quy trình canh tác, nuôi trồng và chế biến nông sản thực phẩm tại doanh nghiệp thành viên. Tại đó, học sinh được tận mắt chứng kiến quy trình canh tác nuôi trồng chuẩn mực và học sinh cũng có thể trực tiếp tham gia vào vài công đoạn như thu hoạch nông sản chẳng hạn. Cũng có thể tổ chức cho các em học sinh tham gia các hoạt động tìm hiểu đặc điểm sinh học, cách bảo quản, tồn trữ và sử dụng phù hợp với từng loại nông sản, cũng như phân biệt phẩm chất giữa các loại nông sản khác nhau bằng các trò chơi thích hợp với lứa tuổi.
Người xưa có dạy “bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”, cho nên để có một cộng đồng khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần, tác giả đề xuất nên tổ chức chương trình giáo dục tiêu dùng thực phẩm một cách khoa học và có hệ thống. Việc này cần sự chung tay của cả nhà nước, nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà doanh nghiệp và nhà trường.
Nguyễn Văn Ngà
Công ty Cổ phần Mebi Farm
- giáo dục thực phẩm li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất