[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các nhà khoa học của nước ta đã nghiên cứu, làm chủ được nhiều công nghệ trong chăn nuôi, thú y. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế. Nghiên cứu khoa học cần thiết phải sát với thực tiễn sản xuất để chăn nuôi thú y Việt Nam tiến xa hơn, tiệm cận với sự phát triển của thế giới.
Khoa học Công nghệ góp phần to lớn trong tăng trưởng của ngành chăn nuôi Thú y
Theo Bộ NN&PTNT, trong chăn nuôi-thú y, giai đoạn 2011-2019 có 51 giống mới, 35 tiến bộ kỹ thuật và 02 sáng chế đã được công nhận. Đến nay các nhà khoa học Việt Nam đã làm chủ được công nghệ chọn tạo giống lợn, chọn lọc thành công dòng lợn nái có số con cai sữa đạt 26,1 con/nái/năm. Nhờ có đầu tư khoa học chọn lọc và cải tiến quy trình chăn nuôi, đến nay, các giống gà nội có năng suất trứng, thịt được cải thiện đáng kể. Các dòng gà lông màu cải tiến có chất lượng thịt thơm ngon, năng suất trứng và thịt cao hơn gà lông màu truyền thống từ 30 – 35%, đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường cả nước.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất 7 loại vắc xin: vắc xin tụ huyết trùng trâu bò; vắc xin dịch tả lợn đông khô; vắc xin dịch tả lợn nhược độc đông khô phòng bệnh dịch tả cho lợn sau cai sữa; vắc xin kép nhược độc tụ huyết trùng và phó thương hàn lợn đông khô; vắc xin xoắn trùng vô hoạt dạng nước phòng bệnh xoắn trùng cho trâu, bò, lợn; vắc xin tụ huyết trùng trâu bò; vắc xin kép nhược độc tụ huyết trùng và phó thương hàn lợn đông khô; vắc xin viêm gan vịt-ngan nhược độc đông khô.
Đã nghiên cứu thành công và chuyển giao vào sản xuất các chủng giống vi rút để sản xuất vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm và bệnh tai xanh. Đã xây dựng được danh mục giống vi rút gia cầm (A/H5N1, Gumboro, virut siêu viêm gan vịt, dịch tả vịt, Newcastle…) với các thông số kỹ thuật về cấu trúc gen, độc lực, khả năng gây nhiễm trên tế bào và bản động vật, tính ổn định di truyền, tính kháng nguyên và các chỉ số sinh học khác, được công nhận quốc gia ứng dụng cho sản xuất vắc xin phòng chống dịch hại trên gia cầm ở Việt Nam.
Sản xuất probiotics tại Công ty Cổ phần Công nghệ mùa Xuân (Biospring)
Theo TS Nguyễn Văn Lý (Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ NN&PTNT), những năm qua nhà nước quan tâm tăng đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao. Cơ chế hoạt động khoa học công nghệ đã đổi mới theo hướng tăng cường tính tự chủ của tổ chức Khoa học và Công nghệ. Cùng với đó, công tác nghiên cứu và chuyển giao tập trung vào các sản phẩm chủ lực của ngành, góp phần to lớn trong tăng trưởng ngành chăn nuôi.
Chuyển giao khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế
Tuy nhiên, cũng theo TS Nguyễn Văn Lý, việc phối hợp nghiên cứu giữa Viện, Trường và doanh nghiệp còn hạn chế; sự gắn kết giữa nghiên cứu – chuyển giao – ứng dụng theo cơ chế ràng buộc thường xuyên và chặt chẽ. Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao vẫn còn cắt quãng, chưa hình thành định hướng chiến lược; việc chuyển đổi sang hoạt động chưa được thực hiện kiên quyết. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu.
Cùng với đó, kinh phí hoạt động nghiên cứu và chuyển giao còn rất hạn chế; công tác quản lý tài chính chuyển đổi chậm; năng lực đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao
còn hạn chế. Cán bộ có điều kiện lại đi ra ngoài làm việc. Chưa có thị trường Khoa học và Công nghệ thực sự đưa nghiên cứu vào chuyển giao; Việc chuyển giao kết quả nghiên cứucòn chậm; chưa thực hiện đánh giá kết quả sau nghiệm thu. Trong chăn nuôi, chất lượng giống chưa đáp ứng được yêu cầu. Tiêu tốn thức ăn còn cao, giá thành sản phẩm cao; việc ứng dụng các kỹ thuật mới (kỹ thuật di truyền phân tử công nghệ hỗ trợ sinh sản) trong chọn tạo giống vật nuôi còn hạn chế.
Cùng với đó, chính sách tác động đến ngành chăn nuôi còn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất; chưa có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tổ chức xã hội đầu tư cho hoạt động khuyến nông.
Định hướng nghiên cứu giai đoạn 2021-2030
Theo Bộ NN&PTNT thời gian tới, công tác nghiên cứu Khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi thú y cần kết hợp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu chuyển giao, xã hội hóa nghiên cứu để các doanh nghiệp cùng tham gia nghiên cứu cùng.
Trong chọn tạo giống vật nuôi, ưu tiên chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có năng suất, chất lượng cao, mà còn thích ứng với biến đổi khí hậu; chọn tạo, lai tạo giống bản địa đặc sản phù hợp với từng vùng miền, từng phân khúc thị trường, từng biến đổi khí hậu ví dụ tập trung nghiên cứu dê, cừu cho vùng Tây Nguyên. Cùng với đó, Khoa học công nghệ cần chọn tạo cho các giống bản địa; phục tráng và phát triển một số vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế và lợi thế cạnh tranh. Cần nghiên cứu các gen có ích, gen kháng bệnh, tăng khả năng sinh sản và ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn nguồn gen các loại và vật nuôi như tinh, phôi, mô, tế bào.
Cùng với đó, tăng cường ứng dụng quy trình chăn nuôi công nghiệp, công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất giảm thiểu ô nhiễ môi trường, đảm bảo an toàn hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học.
Trong lĩnh vực dinh dưỡng, ứng dụng, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và vùng sinh thái; sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh; sử dụng các chế phẩm nano, probiotics…
.
Môi trường và các vấn đề khác, cần ưu tiên nghiên cứu Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi có hiệu quả cao; sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi; xây dựng hệ thống chăn nuôi theo chuỗi khép kín, chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học; công nghệ chuồng trại, công nghệ mới; ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ chế biến. Xây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất, ưu tiên trong sản xuất giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm.
Về thú y, cần ưu tiên nghiên cứu bệnh mới nổi đặc điểm gây bệnh; Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất vắc xin; ứng dụng sinh học thay thế thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh…
Tâm An
TS NGUYỄN XUÂN DƯƠNG (QUYỀN CỤC TRƯỜNG CỤC CHĂN NUÔI): Hàng triệu hộ nông dân đang “đói” công nghệ
Nhìn ra nếu 10-20 năm trước thì khoa học công nghệ, công tác đào tạo là phù hợp. Nhưng, nhưng trong bối cảnh chăn nuôi hội nhập nhanh và mở nhất như hiện nay, Khoa học công nghệ một chừng mực nào vẫn chưa tiếp cận được với thực tiễn. Chúng ta cần nhìn rõ khoa học công nghệ trong chăn nuôi thú y của Việt Nam đang ở mức như thế nào, so với các nước trong khu vực và trên thế giới để hiến kế cho Nhà nước xây dựng chính sách phù hợp. Cùng với đó, xác định ý tưởng và nội dung nghiên cứu phù hợp với thực tiễn của nước ta và hội nhập quốc tế, xác định phân khúc nào, đối tượng nào khoa học công nghệ của chúng ta có thể làm được.
Các tập đoàn chăn nuôi lớn, có tiềm lực, họ tự đã đầu tư được những Viện nghiên cứu mạnh. Còn hàng triệu hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ và trang trại mới là những chỗ “đói” công nghệ. Họ đang cần các nhà khoa học từ các Viện, Trường và Nhà nước hỗ trợ để tồn tại được trong cuộc cạnh tranh hội nhập khốc liệt này. Nếu nghiên cứu các sản phẩm chăn nuôi lợn, bò, gà bình thường, năng suất cao thì chúng ta không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn. Chúng ta cần tìm ra những phân khúc vật nuôi đặc hữu, đặc thù để làm lợi thế, nếu không chúng ta mãi mãi đi phía sau lưng họ. Đối với các quy trình chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh mỗi công ty khuyến cáo một quy trình khiến cho con lợn, con gà lạm dụng kháng sinh và chịu hậu quả nặng nề là người chăn nuôi và người tiêu dùng. Đây là bài toán cho các nhà khoa học cần nghiên cứu.
GS TS NGUYỄN THỊ LAN (GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM): Cần những sách mạnh để gắn kết Trường, Viện và doanh nghiệp
Nhìn chung kết quả ứng dụng thực tiễn của những nghiên cứu khoa học công nghệ nói chung ở Việt Nam còn tương đối thấp. Hiện nay các quy định, hướng dẫn cụ thể quá trình triển khai kết quả nghiên cứu xuống thực tiễn còn nhiều khó khăn. Một phần là chúng ta thấy được chưa có sự gắn kết chặt, sâu giữa doanh nghiệp với cơ quan nghiên cứu, cùng với đó là những khó khăn trong thanh toán và nhiều ràng buộc.
Thời gian chuyển giao lâu mà doanh nghiệp thì cần rất nhanh. Các nhà doanh nghiệp oải, nhà khoa học thì nản lòng. Hi vọng Bộ cùng cấp trên sẽ lắng nghe xem thực sự vướng mắc chỗ nào có thể cải thiện được và cũng có những chính sách mạnh hơn gắn kết trường Đại học, Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp. Ở Hà Lan có mô hình nghiên cứu tam giác Doanh nghiệp, Nhà nước, cơ quan nghiên cứu họ kết hợp rất tốt. Còn tại Việt Nam, chủ trương, văn bản nhiều nhưng khi triển khai vẫn thấy khó.
GS TS VŨ DUY GIẢNG (HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM): Nghiên cứu các giống thích ứng với điều kiện Việt Nam, đừng mải mê chạy theo năng suất
Chúng ta nên đặt ra vấn đề nghiên cứu các giống thích ứng, tối ưu hóa với môi trường, dinh dưỡng ở Việt Nam, chứ đừng chỉ chạy theo năng suất. Các nghiên cứu khoa học tại sao không nghĩ tạo ra tận dụng nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước để giảm nhập khẩu? Trồng trọt phải gắn chăn nuôi, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp bằng con đường vi sinh. Chúng ta không chỉ quan tâm đến việc chế biến phụ phẩm mà còn nghĩ con giống nào có thể sử dụng được phế phụ phẩm đó. Công nghệ sinh học của Việt Nam thua lắm so với các nước, dù đã có nhiều đề tài về enzyme, probiotics…nhưng chưa ra được sản xuất nhiều.
Cụ thể, thế giới sản xuất ra được mỗi năm 4,5 triệu tấn axit amin cách đây 10 năm, dự kiến 2020 7,5 triệu tấn, còn Hàn Quốc cũng sản xuất trên 50,000 tấn 2020 lên 70, 000 tấn phải có những dự án lớn hơn nữa, đầu tư hơn nữa cho vấn đề axit amin. Việt Nam hầu như đứng ngoài trong sản xuất axit amin thức ăn chăn nuôi.
Trần Ngân ghi
- GS TS Nguyễn Thị Lan li>
- GS Vũ Duy Giảng li>
- dinh dưỡng li>
- giống li>
- nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất