Tận dụng diện tích đất rộng và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, anh Ngô Văn Huynh, sinh năm 1974, thôn Thượng, xã Bằng Lang (Quang Bình, tỉnh Hà Giang) xây dựng thành công mô hình nuôi lợn rừng thuần chủng. Hiện, trong chuồng anh đang nuôi trên 100 con lợn rừng to, nhỏ.
Đàn lợn rừng của anh Ngô Văn Huynh.
Với phương châm chăn nuôi là tự phối giống lợn rừng đã thuần chủng, sau khi phối giống, lợn nái đẻ ra được bao nhiêu con là nuôi bấy nhiêu. Trang trại chăn nuôi của gia đình anh Huynh được xây dựng khép kín trên diện tích khoảng 1,2 ha; toàn bộ chất thải được xử lý khép kín bằng hệ thống bể bioga vừa để khử mùi hôi, vừa để tận dụng khí ga đun nấu và không gây ô nhiễm môi trường. Xung quanh trang trại, gia đình Huynh trồng 3 loại cây chính làm thức ăn cho đàn lợn là: Chè khổng lồ, cỏ Voi và cây Chuối hột. Lợn nuôi được thả ra một khu vườn rộng khoảng 500 m2 cho tắm nắng mỗi ngày; thức ăn được phối trộn, ủ lên mem để làm tăng độ hấp dẫn kích thích đàn lợn ăn nhiều và tránh bệnh tiêu chảy. Từ khi lợn đẻ ra, được nuôi cho đến khi xuất bán phải nuôi ít nhất từ 10 – 12 tháng/lứa; thời gian nuôi càng lâu, chất lượng thịt lợn càng săn chắc, thơm ngon. Sau vài năm chăn nuôi, anh Huynh đã tìm cho mình một thị trường tiêu thụ thịt lợn rừng ổn định tại một số nhà hàng đặc sản ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. Gần như toàn bộ đàn lợn gia đình anh nuôi được lứa nào, đều được khách hàng bao tiêu hết đến đó. Giá bán lợn hơi luôn dao động từ 140.000 – 155.000 đồng/kg (tùy từng thời điểm theo thị trường). Anh Huynh cho biết, lợn rừng là động vật hoang dã được thuần chủng có sức đề kháng bệnh cao, thịt thơm, ngon và luôn là đặc sản trong các chuỗi nhà hàng, khách sạn cao cấp.
Chăn nuôi lợn rừng hiện nay đang là cách làm hiệu quả bởi thị trường rộng, nhu cầu tiêu dùng còn rất lớn; lợi thế của nuôi lợn rừng là dễ nuôi (toàn bộ thức ăn đều cho ăn sống, hoặc ủ chua trộn đều với nhau), ít bệnh tật. Tuy nhiên, nuôi lợn rừng cần nguồn vốn khá lớn; nếu muốn chăn nuôi, người thiếu vốn có thể liên kết với anh Huynh để hợp tác nuôi giẽ, chia lợi nhuận. Anh Huynh cho biết: Anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, con giống để bà con trong xóm, xã cùng nhau phát triển chăn nuôi lợn rừng thành sản phẩm hàng hoá đặc sản.
Chăn nuôi lợn rừng của anh Huynh là một mô hình kinh tế khép kín. Trong đó, thịt lợn rừng thương phẩm được bán ra thị trường; chất thải của lợn được sử dụng làm phân bón tưới, bón cho toàn bộ hơn 1,2 ha chè khổng lồ, cỏ Voi, Chuối hột để làm thức ăn chăn nuôi; khí ga dùng để đun nấu, thắp sáng. Anh Huynh dự định sẽ mở rộng quy mô chuồng, trại, tạo vùng nguyên liệu làm nguồn thức ăn để tăng đàn. Thành lập HTX, hoặc nhóm sở thích để cùng phát triển chăn nuôi lợn rừng thành một mũi nhọn kinh tế trang trại ngay tại địa phương.
Chủ tịch UBND xã Bằng Lang, Vũ Mạnh Tiềm cho biết: UBND xã đã giao cho bộ phận chuyên trách lĩnh vực nông nghiệp nghiên cứu, hỗ trợ anh Huynh vận động người dân trong thôn liên kết nhau lại cùng nuôi lợn rừng. UBND xã sẽ kiến nghị với UBND huyện Quang Bình có cơ chế hỗ trợ vốn để các hộ xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, chuối, chè khổng lồ… làm thức ăn để phát triển đàn lợn lên quy mô hàng hoá đạt chuẩn OCOP.
Bài, ảnh: NGUYỄN HÙNG
Nguồn tin: Báo Hà Giang
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
- Hà Nội chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 08/04/2025
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Úc công bố tiêu chuẩn về chất lượng phụ gia từ rong biển làm thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T5,10/04/2025
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
- Hà Nội chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 08/04/2025
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 3/2025
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất