Ngũ cốc Ukraine được dùng nuôi lợn ở Tây Ban Nha - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Ngũ cốc Ukraine được dùng nuôi lợn ở Tây Ban Nha

    Kế hoạch ngăn chặn nạn đói ở châu Phi có thể đã mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất giăm bông Tây Ban Nha, theo cuộc điều tra của một trang tin Áo.

     

    Theo cuộc điều tra của trang tin eXXpress, Áo, gần một nửa lượng lúa mì và ngô xuất khẩu của Ukraine sang EU đã kết thúc ở các trang trại lợn ở Tây Ban Nha. Đây là nơi sản xuất ra loại giăm bông (đùi lợn muối) rất đắt đỏ và nổi tiếng thế giới.

     

     

    Cuối cùng, EU được cho là có được phần lớn lượng ngũ cốc xuất khẩu của Kiev, mặc dù việc mở hành lang biển Đen được nhấn mạnh là một cách để cung cấp lương thực cho châu Phi và châu Á.

    (Ảnh minh họa)

     

    Ước tính có khoảng 2,9 triệu tấn lúa mì và ngô từ Ukraine đã được chuyển đến Tây Ban Nha, nơi chúng được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, eXXpress cho biết. Theo trang tin này, chỉ 15% lượng xuất khẩu đến các quốc gia có nguy cơ xảy ra nạn đói, bao gồm 167.000 tấn ở Ethiopia và 65.000 tấn ở Sudan.

     

    “Tây Ban Nha đã trả nhiều tiền hơn – và Ukraine đã giao hàng”, bài báo nói.

     

    Sau nhiều tháng Kiev và những người ủng hộ khác cáo buộc Nga phong tỏa các cảng biển, Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm trung gian thương lượng được một thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ cả Ukraine và Nga, thông qua các hành lang đặc biệt ở biển Đen. Thỏa thuận ngũ cốc được công bố vào tháng 8/2022 được đề cập đến như một cách để tránh nạn đói ở các vùng của châu Phi và châu Á, khi những vùng này vốn phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Nga và Ukraine, và nguồn hàng bị gián đoạn do cả cuộc xung đột và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

     

    Tuy nhiên, ngay từ đầu, mọi thứ đã không diễn ra như dự kiến. Ngũ cốc từ Ukraine được vận chuyển chủ yếu đến các cảng châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Đến tháng 12, các quan chức Nga cho biết 6,4 triệu tấn ngũ cốc Ukraine được xuất khẩu sang EU, trong đó 43% là ngô và 29% là lúa mì.

     

    Moskva cũng không hài lòng với thỏa thuận ngũ cốc, vì phần dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga được cho là đã bị phương Tây “phớt lờ”. Theo RT, dù Mỹ và các đồng minh nói rằng chưa bao giờ trừng phạt các sản phẩm này, lệnh cấm vận đã cấm tất cả các tàu Nga cập cảng tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm và môi giới, đồng nghĩa với việc áp đặt một cuộc phong tỏa hoàn toàn đối với vận chuyển thương mại.

     

    Jamon Tây Ban Nha được quảng cáo là “giăm bông ngon nhất thế giới”, có giá cao trên thị trường xuất khẩu. Loại đắt nhất, Jamon Iberico de Bellota, đến từ những con lợn thả rông ăn quả sồi. Tuy nhiên, phần lớn lợn được nuôi trong các trang trại công nghiệp bằng thức ăn làm từ ngô.

     

    Trong một diễn biến khác, EU cũng đã đình chỉ tất cả các loại thuế quan với hàng hóa nông nghiệp của Ukraine. Thỏa thuận tạm thời được triển khai vào tháng 5/2022 và sẽ hết hạn vào tháng 6/2023. Ba Lan, Hungary và Romania – tất cả đều có biên giới với Ukraine – được cho là đang vận động hành lang chống lại việc gia hạn thỏa thuận, phàn nàn rằng nó đã “phá vỡ khả năng cạnh tranh trong khu vực” và khiến thị trường của họ tràn ngập hàng hóa Ukraine giá rẻ.

     

    PHƯƠNG ANH (Theo: RT)

    Nguồn: VTC News

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.