[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chiều ngày 27/4/2022, Diễn đàn giao lưu của đại diện các Khoa/ Trường với Doanh nghiệp về nhu cầu nguồn nhân lực ngành Chăn nuôi Thú y đã được tổ chức thành công. Diễn đàn nằm trong chuỗi sự kiện của Hội nghị Chăn nuôi Thú y toàn quốc 2021.
Chủ trì Diễn đàn là PGS. TS Nguyễn Xuân Bả – nguyên Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y và PGS. TS Nguyễn Hữu Văn – Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y Đại học Nông Lâm Huế. Cùng với đó là sự góp mặt của đại diện Hội Chăn nuôi Việt Nam; Hội Thú y Việt Nam; Khoa Chăn nuôi, Thú y của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; cùng nhiều nhà khoa học và đông đảo các doanh nghiệp tham dự.
Diễn đàn được tổ chức với mục tiêu xác định được tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức của các trường/ khoa trong đào tạo nguồn nhân lực ngành Chăn nuôi, Thú y.
Toàn cảnh Diễn đàn giao lưu giữa nhà trường và các doanh nghiệp về nhu cầu nguồn nhân lực ngành Chăn nuôi Thú y
Theo đó, ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu nhân lực ngành Chăn nuôi, Thú y tăng cao và luôn nằm trong top ngành nghề dễ xin việc nhất hiện nay. Thực tế cho thấy Chăn nuôi, Thú y là ngành có mức thu nhập rất hấp dẫn đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mức thu nhập còn tùy thuộc vào vị trí công việc, địa điểm làm việc và đặc biệt là năng lực chuyên môn.
Chia sẻ tại Diễn đàn, PGS. TS Nguyễn Xuân Bả mong muốn thông qua các ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các bên tham dự sẽ góp phần hỗ trợ xây dựng bộ giải pháp cho mạng lưới đào tạo ngành Chăn nuôi, Thú y của các trường đại học; xây dựng bộ giải pháp hợp tác giữa các bên liên quan, đặc biệt là cơ sở đào tạo người sử dụng lao động.
“Ngành chăn nuôi đang có xu hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng nhiều năm trở lại đây tăng cao. Các doanh nghiệp mới ngày càng nhiều, doanh nghiệp cũ cũng đang mở rộng quy mô, điều này cho thấy nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành chăn nuôi thú y vẫn đang rất cao. Tại khoa Chăn nuôi Thú y của Đại học Nông Lâm Huế, có rất nhiều sinh viên cũ sau khi tốt nghiệp ra trường đi làm quay trở lại khoa với vai trò người sử dụng lao động, đây là những cơ hội hợp tác tạo cơ hội việc làm cho sinh viên của khoa”, PGS. TS Nguyễn Xuân Bả chia sẻ.
Đại diện cho phía doanh nghiệp tuyển dụng tham dự Diễn đàn, ông Phạm Phú Phát, Phó Tổng Giám đốc ngành Kinh doanh Trang trại của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chia sẻ, tính riêng mảng farm của C.P Việt Nam đang có khoảng hơn 2.000 nhân lực. Mỗi năm, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp là khoảng 1.500 nhân viên. Do vậy, có thể nói số lượng nhân lực hiện nay đang là sức ép với doanh nghiệp.
“Sau khi dịch tả heo châu Phi đi qua, tổng đàn heo của các doanh nghiệp dần phục hồi và tăng cao, nhu cầu về nhân lực cũng vì thế mà tăng lên, trong khi đó, số lượng không thay đổi, điều này cũng góp phần dẫn đến tình trạng khan hiếm, chứ chưa bàn đến chất lượng. Đã đến lúc, các doanh nghiệp cần đồng hành, phối hợp với nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Phía doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực rõ ràng để có thể kết hợp với nhà trường trong việc đào tạo”, ông Phạm Phú Phát nói.
Đại diện các Khoa/ Trường cùng phía Doanh nghiệp chụp ảnh lưu niệm tại Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Huế.
Với việc tăng cường hợp tác đào tạo với doanh nghiệp, Khoa Chăn nuôi – Thú y của các trường đại học đang dần thay đổi phương thức đào tạo, hướng sinh viên đến những mô hình mới mang tính thực tiễn cao, đảm bảo việc làm ổn định cho sinh viên tốt nghiệp.
PHẠM HUỆ
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
- Yên Bái: Yên Bình phấn đấu đạt sản lượng thịt hơi xuất chuồng 17.500 tấn
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
Tin mới nhất
CN,30/03/2025
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
- Yên Bái: Yên Bình phấn đấu đạt sản lượng thịt hơi xuất chuồng 17.500 tấn
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Rào cản chính sách không được tháo gỡ, ngành nông nghiệp Việt Nam khó giữ vững lợi thế cạnh tranh
- Giá heo hơi lập đỉnh trong 5 năm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo bình ổn giá
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất