[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đầu tư phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm là hướng đi tất yếu giúp phát triển bền vững của chăn nuôi. Để làm được điều này, phát triển nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng.
Các doanh nghiệp mong muốn các bạn sinh viên sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với việc thực hành tay nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Nhân lực ngành Thú y, Chăn nuôi đang được ‘săn đón’
Ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu nhân lực ngành Chăn nuôi, Thú y tăng cao và luôn nằm trong top ngành nghề dễ xin việc nhất hiện nay. Thực tế cho thấy Chăn nuôi, Thú y là ngành có mức thu nhập rất hấp dẫn đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mức thu nhập còn tùy thuộc vào vị trí công việc, địa điểm làm việc và đặc biệt là năng lực chuyên môn.
“Ngành chăn nuôi đang có xu hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng nhiều năm trở lại đây tăng cao. Các doanh nghiệp mới ngày càng nhiều, doanh nghiệp cũ cũng đang mở rộng quy mô, điều này cho thấy nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành chăn nuôi thú y vẫn đang rất cao. Tại khoa Chăn nuôi Thú y của Đại học Nông Lâm Huế, có rất nhiều sinh viên cũ sau khi tốt nghiệp ra trường đi làm quay trở lại khoa với vai trò người sử dụng lao động, đây là những cơ hội hợp tác tạo cơ hội việc làm cho sinh viên của khoa”, PGS. TS Nguyễn Xuân Bả, nguyên Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y, Đại học Nông Lâm Huế chia sẻ.
Tuy vậy, vấn đề đặt ra là chất lượng sinh viên sau khi ra trường có đáp ứng cho thị trường lao động không? Đây là câu hỏi lớn cho các cơ sở đào tạo. Các doanh nghiệp hiện nay tuyển dụng số lượng lớn, nhưng tỷ lệ loại thải cũng cao, nếu như chất lượng/năng lực của người lao động không đáp ứng. Vì vậy, không nên ồ ạt đào tạo, tăng số lượng tuyển sinh trong những năm tiếp theo, nên tập trung ở các trường có đủ năng lực, đào tạo chất lượng, tránh khủng hoảng thừa trong 5-7 năm tới.
Sức ép của doanh nghiệp
Hiện nay, với gần 300 công ty TACN, cùng hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất thuốc, vật tư chăn nuôi thú y đang hoạt động, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi lợn, gia cầm, đại gia súc, nguồn nhân lực chăn nuôi thú y đang là sức ép lớn đối với nhà tuyển dụng.
Phó Tổng Giám đốc ngành Kinh doanh Trang trại của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, ông Phạm Phú Phát chia sẻ, tính riêng mảng farm của C.P Việt Nam đang có khoảng hơn 2.000 nhân lực. Mỗi năm, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp là khoảng 1.500 nhân viên. Do vậy, có thể nói số lượng nhân lực hiện nay đang là sức ép với doanh nghiệp.
“Sau khi dịch tả heo châu Phi đi qua, tổng đàn heo của các doanh nghiệp dần phục hồi và tăng cao, nhu cầu về nhân lực cũng vì thế mà tăng lên, trong khi đó, số lượng sinh viên không thay đổi, điều này cũng góp phần dẫn đến tình trạng khan hiếm, chứ chưa bàn đến chất lượng. Đã đến lúc, các doanh nghiệp cần đồng hành, phối hợp với nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Phía doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực rõ ràng để có thể kết hợp với nhà trường trong việc đào tạo”, ông Phạm Phú Phát nói.
Theo ông Đặng Ngọc Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MSD Animal Health Việt Nam, trong 3-5 năm đầu tiên sau khi ra trường, sinh viên đa số sẽ được tuyển dụng làm việc tại trang trại, nâng cao tay nghề thực hành, kiến thức thực tế. Tuy nhiên, để bắt kịp với yêu cầu của nhà tuyển dụng, buộc sinh viên phải có ý thức tiếp tục học tập, rèn luyện, mà điều này để làm được thì cần được hình thành tư duy ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Bởi vậy, hy vọng rằng trong quá trình giảng dạy, các thầy, cô nên thử thay đổi cách tiếp cận vấn đề, thay vì lo sợ sinh viên không nắm bắt được hết kiến thức truyền tải thì nên cung cấp cho các bạn những vấn đề để các bạn chủ động tìm hiểu.
Đã đến lúc nhà trường và doanh nghiệp cần phối hợp với nhau trong khâu đào tạo
Để thu hút được sinh viên đăng ký theo học khoa Chăn nuôi Thú y, chương trình đào của các trường cũng cần phải xem xét lại sao cho hấp dẫn, phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Rõ ràng, việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đang gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. “Người học, người dạy và cơ sở trang thiết bị trong đào tạo đang là vấn đề đáng được quan tâm. Ngành chăn nuôi đang tiến dần tới chăn nuôi 4.0, chăn nuôi thông minh, nhưng song song với đó, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng phải dần được cải tiến để phù hợp, đáp ứng được với công nghệ mới”, PGS. TS. Nguyễn Xuân Bả chia sẻ.
Trước áp lực về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã có hỗ trợ tạo chỗ ăn, ở và một phần kinh phí cho các bạn sinh viên thực tập tại các trang trại. Các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu trở thành nơi khởi nghiệp của sinh viên, phối hợp với Khoa trong việc đào tạo, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngay từ khi các bạn còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đại diện Công ty TNHH Gold Coin cho biết, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm kết hợp với Khoa để định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, giúp các bạn có thể hình dung chính xác nhất công việc mà mình sẽ làm sau khi ra trường, để các bạn có 1 cái nhìn cụ thể để tránh việc sau khi ra trường làm không đúng với nguyện vọng và sở thích, dẫn đến chán nản, bỏ ngang. Bên cạnh đó, đại diện doanh nghiệp này cũng đề xuất rằng, các Khoa cần phải chú ý đến “dịch vụ sau bán hàng” dành cho các nhà tuyển dụng: “Các thầy có thể tạo những bài khảo sát cho những sinh viên sau khi ra trường đi làm 1 năm. Tìm hiểu về những khó khăn, định hướng của các bạn trong công việc để cùng hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc cho các bạn. Như vậy mới có thể khiến các bạn sinh viên yêu nghề và gắn bó với nghề. Bên cạnh đó, hiện nay các bạn sinh viên ra trường vẫn nặng về lý thuyết và kém thực hành, bởi vậy boanh nghiệp mong rằng việc đào tạo về thực hành thực tiễn sẽ được chú trọng nhiều hơn”.
Nhiều ý kiến đồng tình rằng, sinh viên nên được tiếp xúc với nghề nghiệp từ năm thứ 3 và định hướng công việc mà mình theo đuổi ngay từ năm thứ 4 để có cho mình được cái nhìn trực quan nhất. Doanh nghiệp luôn sẵn sàng nhận các bạn sinh viên đến thực tập.
Cùng với đó, các doanh nghiệp luôn sẵn sàng cùng nhà trường dành thời gian đến tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp cho các bạn học sinh THPT, nhằm thu hút và đẩy mạnh chất lượng sinh viên ngay từ khâu đầu vào.
Về phía nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến vấn đề tư vấn cho các bạn sinh viên sau khi tuyển dụng, không nên tuyển các bạn về rồi bỏ ngỏ cho các bạn tự “bơi”, bị sock khi bước vào một môi trường mới.
Để làm tốt được những yếu tố trên, cần có bộ giải pháp tăng sự hợp tác giữa các khoa/ trường đại học với nhau, đồng bộ chương trình đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác giữa các Khoa, trường và các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng lao động.
Với việc tăng cường hợp tác đào tạo với doanh nghiệp, Khoa Chăn nuôi – Thú y của các trường đại học đang dần thay đổi phương thức đào tạo, hướng sinh viên đến những mô hình mới mang tính thực tiễn cao, đảm bảo việc làm ổn định cho sinh viên tốt nghiệp.
Phạm Huệ
- Chăn nuôi Thú y li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất