Nhờ mô hình nuôi côn trùng mà mỗi năm anh Lâm Ngọc Kiên (SN 1988, xóm 3, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) “thu lãi” gần 1 tỷ đồng. Anh được mệnh danh là “vua” côn trùng đất Bắc.
Anh Lâm Ngọc Kiên, vua côn trùng đất Bắc
Chia sẻ với chúng tôi, anh Kiên cho biết, năm 2010, khi đó anh còn là sinh viên năm nhất đang theo học tại một trường ĐH trên địa bàn Hà Nội. Một lần đi ăn với người thân ở nhà hàng, anh Kiên tình cờ được thưởng thức các món côn trùng (dế mèn, bọ xít, châu chấu).
Lần đầu được thưởng thức món ăn lạ lẫm, khác thường, anh Kiên cảm thấy ngon. Anh nhìn xung quanh thấy khách tìm đến nhà hàng ăn rất đông. Trong đầu anh suy nghĩ “tại sao khách lại thích ăn những món này đến thế?”. Từ đó anh nảy ra ý tưởng nuôi thử con dế.
Nghĩ là làm, anh Kiên lên mạng tìm hiểu thông tin về cách chăm sóc loài dế. Mấy ngày sau, anh liên hệ với một số trang trại nuôi dế Thái để được giúp đỡ về con giống nhưng họ đều từ chối. Cuối cùng, anh cũng tìm cho mình được nơi cung cấp giống.
Sau đó, anh mua thùng xốp, hộp gỗ và một hộp trứng dế về nuôi thử. Trong căn phòng trọ rộng hơn 10m2, anh dành 1 góc để nuôi dế. Hàng ngày cứ đều đặn, sáng đi học, buổi trưa về anh Kiên lại dành thời gian cho dế ăn và tìm hiểu các tập tính của loại côn trùng này.
Do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên đàn dế cứ bỏ ăn và chết dần. Anh Kiên lại tự bỏ tiền túi mua lứa giống khác về nuôi. “Lứa này chết, tôi lại mua lứa mới về nuôi, nuôi đến khi nào thành công thì thôi”, anh Kiên bảo.
Sau một thời gian, nhờ nắm vững kỹ thuật chăm sóc, dế phát triển mạnh. Anh đem sản phẩm đến giới thiệu ở một số nhà hàng quanh Hà Nội nhưng không cơ sở nào mua. Bế tắc “đầu ra”, anh nản lòng.
Một thùng dế chuẩn bị được xuất ra ngoài thị trường
Được sự động viên của bạn bè, anh tiếp tục đem sản phẩm đi giới thiệu và được một nhà hàng ở Hải Phòng đặt mua. Đầu ra cho sản phẩm suôn sẻ, anh bắt đầu hi vọng. Mong muốn, thương hiệu dế Thái của mình được nhiều người biết đến, anh tích cực chạy quảng cáo sản phẩm bằng cách đưa thông tin lên mạng xã hội, đồng thời giới thiệu tới các cửa hàng buôn bán chim, cá cảnh.
Từ đó, dân buôn biết đến anh, hai bên kết nối để cùng hợp tác. Nhận thấy thị trường khá tiềm năng, anh “đánh liều” vay mượn tiền của người thân thuê căn nhà 3 tầng rộng khoảng 60m2 làm “trang trại” nuôi côn trùng. Anh suy nghĩ, một mình anh không thể làm được nên đã liên kết với người dân để cùng phát triển. Nhiều lúc, cung không đủ cầu.
Khi biệt danh “Kiên dế” được nhiều nhà hàng biết đến. Năm 2013, anh quyết định mở rộng trang trại hơn nữa. Được sự giới thiệu của người quen, anh tìm đến xã Văn Bình và chọn làm nơi xây dựng trang trại, tạo dựng thương hiệu.
Nhớ lại khoảng thời gian đó, anh Kiên nói: “Giờ nghĩ lại vẫn cảm thấy sợ. Sao hồi ấy, tôi lại liều đến thế…”. Hiện tại, anh đang sở hữu trang trại nuôi côn trùng rộng 700m2. Ngoài nuôi dế Thái, anh còn nuôi thêm các loại côn trùng khác như tắc kè, bọ cạp, cà cuống.
Trong đó, trang trại đang nuôi khoảng 50 thùng dế nghiên cứu giống và bao tiêu thương phẩm cho bà con. Và nuôi khoảng 200 con tắc kè, 3.000 con bọ cạp, hàng trăm con cà cuống. Đến nay, trung bình mỗi tháng trang trại xuất ra thị trường khoảng 4 tấn côn trùng các loại, trừ chi phí SX còn lãi gần 1 tỷ đồng/năm.
Anh Kiên thổ lộ, nuôi côn trùng không giống như nuôi gia cầm, gia súc. Đòi hỏi quy trình chăm sóc phải nghiêm ngặt hơn như thức ăn phải sạch 100%, chuồng trại thông thoáng, mát; nhiệt độ chuồng trại vừa phải.
Về thức ăn cho côn trùng, anh Kiên tự trồng rau sạch để cho dế ăn. Dế trở thành nguồn thức ăn chính cho các con côn trùng khác.
Theo anh Kiên, với quy trình như vậy, anh vừa kiểm soát được nguồn thức ăn, vừa đỡ được 1 khoản chi phí và không lo bị dịch bệnh.
Ngoài nuôi dế Thái, anh Kiên còn nuôi tắc kè
Mai Chiến – Trung Anh
Nguồn: nongnghiep.vn
Hiện tại, thị trường tiêu thụ côn trùng của anh Kiên chủ yếu là trong nước và sang Trung Quốc, Thái Lan dưới dạng hàng thô. Thời gian này, anh đang tìm hướng đi mới là SX tinh bột dế để sản phẩm được vào các siêu thị lớn.
- nuôi côn trùng li>
- Vua côn trùng li> ul>
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
- Nữ triệu phú lợn Móng Cái
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất