Nhập khẩu ngô, đậu tương giảm trong 6 tháng đầu năm 2018 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Nhập khẩu ngô, đậu tương giảm trong 6 tháng đầu năm 2018

    Theo số liệu thống kê từ TCHQ, tháng 6/2018 cả nước đã nhập khẩu 792,7 nghìn tấn ngô, trị giá 173,2 triệu USD, giảm 24,4% về lượng và 19,6% trị giá so với tháng 5/2018 – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 6/2018, lượng ngô nhập về đạt 4,8 triệu tấn, trị giá 985,1 triệu USD, tăng 34,4% về lượng và 34,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Về giá nhập bình quân trong tháng 6/2018 đạt 281,5 USD/tấn, tăng 6,3% so với tháng trước, tính chung 6 tháng 2018 giá bình quân đạt 201,5 USD/tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.

    Nhập khẩu ngô, đậu tương giảm trong 6 tháng đầu năm 2018

    Việt Nam nhập khẩu ngô chủ yếu từ thị trường Achentina, ngô xuất xứ từ thị trường này chiếm 54,3% thị phần, đạt 2,6 triệu tấn, đạt 516 triệu USD, tăng 42,38% về lượng nhưng giảm 99,68% trị giá so với cùng kỳ. Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Braxin, chiếm 10,3% đạt 504,2 nghìn tấn, đạt 94,3 triệu USD, giảm 8,9% về lượng và 99,5% trị giá, kế đến là Thái Lan và Lào với lượng tương ứng 3,3 nghìn tấn và 725 tấn, đạt 9,8 triệu USD và 137,7 nghìn USD, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu từ hai thị trường này đều sụt giảm cả lượng và trị giá, trong đó giảm mạnh nhất là thị trường Thái Lan, giảm 97,79% về lượng và 99,67% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

     

    Thị trường nhập khẩu ngô 6 tháng năm 2018

    Thị trường 6T/2018 +/- so với cùng kỳ 2017 (%)
    Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá
    Tổng 4.887.940 985.122.909 34,29 -99,50
    Achentina 2.656.656 516.007.217 42,38 -99,48
    Braxin 504.241 94.358.346 -8,90 -99,50
    Thái Lan 3.343 9.806.881 -97,79 -99,67
    Lào 725 137.750 -57,10 -99,48

    (Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

     

    Đối với thị trường Braxin, dẫn nguồn tin từ plo.vn, Việt Nam đang xem xét nhập khẩu thịt bò, ngô, đậu tương … từ Braxin.

     

    Việt Nam có thể trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu của Brazil về ngô, đậu tương và sẽ xem xét nhập khẩu thịt bò. Braxin cũng sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cà phê, cá tra, tôm của Việt Nam. Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc làm việc của Phó Thủ tương Vương Đình Huệ tại Thành phố Sao Paulo(bang Sao Paulo) – trung tâm tài chính, công nghiệp lón nhất của Braxin, ngày 3/7/2018.

     

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Việt Nam có thể trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu của Braxin về ngô, đậu tương và sẽ xem xét nhập khẩu thịt bò. Braxin cũng sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cà phê, cá tra, tôm của Việt Nam. Việt Nam cũng sẵn sàng hợp tác, đầu tư với Braxin trong lĩnh vực chế tạo máy nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp an toàn, du lịch, giáo dục và đào tạo, dược phẩm…

     

    6 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu đậu tương giảm cả lượng và trị giá

    Nhập khẩu ngô, đậu tương giảm trong 6 tháng đầu năm 2018

    Tháng 6/2018, nhập khẩu đậu tương giảm cả lượng và trị giá – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp. Tại thị trường thế giới, Trung Quốc giảm mạnh nhập mặt hàng này từ Mỹ.

     

    Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, nhập khẩu đậu tương của cả nước trong tháng 6/2018 giảm cả về lượng và trị giá – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp, giảm lần lượt 26,1% và 25,6% tương ứng với 116,8 nghìn tấn; 52,5 triệu USD.

     

    Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 6/2018, đã nhập 836,8 nghìn tấn đậu tương, trị giá 365,5 triệu USD, giảm 9,5% về lượng và 8,9% trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

     

    Như vậy, sau khi tăng mạnh ở tháng 2/2018 và tốc độ tăng đã giảm dần từ tháng 3 đến tháng 4, sang đến tháng 5,6 nhập khẩu mặt hàng đậu tương giảm liên tiếp.

     

    Tình hình nhập khẩu đậu tương tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2018

      Lượng (Tấn) Trị giá (USD) +/- So sánh với tháng trước (%)
    Lượng Trị giá
    Tháng 1 42.464 19.218.985 -75,7 -74,5
    Tháng 2 97.220 40.483.030 +128,9 +110,6
    Tháng 3 115.197 50.201.235 +18,5 +24,0
    Tháng 4 171.048 75.480.483 +48,5 +50,4
    Tháng 5 158.086 70.697.826 -7,6 -6,3
    Tháng 6 116.889 52.566.718 -26,1 -25,6

    (Nguồn số  liệu: TCHQ)

     

    Việt Nam nhập khẩu đậu tương chủ yếu từ Canada, Mỹ, Brazil và các nước khác (trừ EU, ASEAN).

     

    Trong số những thị trường nhập khẩu đậu tương thì Mỹ là thị trường có lượng nhập nhiều nhất, chiếm tới 60% tổng lượng nhóm hàng, đạt 502,1 nghìn tấn, trị giá 214,5 triệu USD, tăng 31,64% về lượng và 27,56% trị giá, mặc dù giá nhập bình quân 427,26 USD, giảm 3,1% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 6/2018, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Mỹ đạt 105,2 nghìn tấn, 46,9 triệu USD, tăng đột biến gấp tới 4 lần về lượng và 4 lần trị giá so với tháng 5 (tức tăng 381,82% về lượng và 383,8% trị giá), giá nhập bình quân 445,96 USD/tấn, tăng 0,41%. Nếu so với tháng 6/2017 thì nhập đậu tương từ Mỹ cũng tăng mạnh, gấp 1,3 lần về lượng và 1,33 lần trị giá, giá nhập bình quân tăng 3,32%.

     

    Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai sau Mỹ là Brazil, tuy nhiên nhập từ thị trường này lại suy giảm cả lượng và trị giá so với cùng kỳ mặc dù giá nhập bình quân tăng. Cụ thể, giảm 29,73% về lượng và giảm 24,89% trị giá, tương ứng với 257,2 nghìn tấn, trị giá 113,9 triệu USD, giá nhập bình quân 442,72 USD/tấn, tăng 6,89%.

     

    Cuối cùng là thị trường Canada với 60,9 nghìn tấn, trị giá 28,8 triệu USD, giảm 54,75% về lượng và giảm 54,63% trị giá, giá nhập bình quân tăng 0,26% đạt 472,84 USD/tấn.

     

    Hương Nguyễn

    Nguồn: Vinanet

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.