Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô trong quý I/2023 đạt gần 2,19 triệu tấn, trị giá trên 738,5 triệu USD, giá trung bình 337,6 USD/tấn, tăng 4,8% về lượng, tăng 9% kim ngạch và tăng 4% về giá so với quý I/2022.
Trong đó, riêng tháng 3/2023 đạt 767.359 tấn, tương đương 260,65 triệu USD, giá trung bình 339,7 USD/tấn, tăng trên 20% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 2/2023, giá cũng tăng 0,6%; so với tháng 3/2022 thì tăng mạnh 48,8% về lượng, tăng 50,4% về kim ngạch và tăng 1,1% về giá.
Brazil là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong quý I/2023, chiếm trên 55,5% trong tổng lượng và chiếm 54,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 1,21 triệu tấn, tương đương gần 404,69 triệu USD, giá 333,5 USD/tấn, tăng mạnh 292,6% về lượng, tăng 308,5% kim ngạch và tăng 4% về giá so với quý I/2022; riêng tháng 3/2023 đạt 393.397 tấn, tương đương 131,87 triệu USD, giá 335,2 USD/tấn, tăng gần 5% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 2/2023, giá tăng nhẹ 0,1%; so với tháng 3/2022 thì tăng mạnh 467,3% về lượng, tăng 458,8% về kim ngạch, nhưng giá giảm 1,5%.
Thị trường lớn thứ 2 là Ấn Độ, trong quý I/2023 đạt 422.841 tấn, tương đương 140,54 triệu USD, giá 332,4 USD/tấn, chiếm trên 19% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 16,4% về lượng, giảm 9,8% về kim ngạch nhưng giá tăng nhẹ 7,8% so với quý I/2022.
Tiếp đến thị trường Achentina quý I/2023 đạt 405.962 tấn, tương đương 135,85 triệu USD, giá 334,7 USD/tấn, chiếm trên 18% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 58% về lượng, giảm 57,4% về kim ngạch nhưng giá tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu ngô quý I/2023
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 14/4/2023 của TCHQ)
Quý I/2023 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt 1,21 triệu tấn, tương đương trên 444,71 triệu USD, tăng 14,8% về khối lượng, tăng 15,8% về kim ngạch so với quý I/2022.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2023 cả nước nhập khẩu 593.229 tấn lúa mì, tương đương 215,37 triệu USD, giá trung bình 363 USD/tấn, tăng mạnh 54,5% về lượng, tăng 50,8% kim ngạch nhưng giảm 2,4% về giá so với tháng 2/2023. So với tháng 3/2022 cũng tăng 23,4% về lượng, tăng 22,3% kim ngạch nhưng giảm 0,9% về giá.
Tính chung trong quý I/2023 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt 1,21 tấn, tương đương trên 444,71 triệu USD, tăng 14,8% về khối lượng, tăng 15,8% về kim ngạch so với quý I/2022, giá trung bình đạt 366,4 USD/tấn, tăng 0,9%.
Trong tháng 3/2023 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Australia tăng mạnh 112,9% về lượng và tăng 109% kim ngạch, nhưng giảm 1,8% về giá so với tháng 2/2023, đạt 477.225 tấn, tương đương 168,92 triệu USD, giá 354 USD/tấn; so với tháng 3/2022 cũng tăng 30,4% về lượng, tăng 24,5% kim ngạch nhưng giảm nhẹ 4,5% về giá. Tính chung cả quý I/2023, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Australia, chiếm gần 68% trong tổng lượng và chiếm 65,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt 814.288 tấn, tương đương 290,82 triệu USD, giá trung bình 357,2 USD/tấn, tăng 16,8% về lượng, tăng 14,2% về kim ngạch nhưng giảm 2,2% về giá so với quý I/2022.
Bên cạnh thị trường chủ đạo Australia là thị trường Brazil chiếm gần 22% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 261.611 tấn, tương đương 95,82 triệu USD, giá trung bình 366,3 USD/tấn, tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch giá so với quý I/2022, với mức tăng tương ứng 36,2%, 47,3% và 8,2%.
Tiếp đến thị trường Mỹ đạt 72.319 tấn, tương đương 31,41 triệu USD, giá 434,3 USD/tấn, giảm 6,8% về lượng, giảm 9,9% kim ngạch và giảm 3,4% về giá so với quý I/2022, chiếm 6% trong tổng lượng và chiếm 7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước.Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada đạt 42.615 tấn, tương đương 18,25 triệu USD, tăng mạnh 878% về khối lượng và tăng 797% về kim ngạch so với quý I/2022.
Nhập khẩu lúa mì quý I/2023
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 14/4/2023 của TCHQ)
Quý I/2023 cả nước nhập khẩu 498.647 tấn đậu tương, trị giá gần 346,58 triệu USD, giá trung bình 695 USD/tấn.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 3/2023 đạt 196.771 tấn, tương đương133,25 triệu USD, giá trung bình 677,2 USD/tấn, giảm 15,6% về lượng và giảm 20,3% kim ngạch so với tháng 2/2023, giá giảm5,6%; so với tháng 3/2022 tăng 29,3% về lượng, tăng 27,4% về kim ngạch nhưng giảm 1,5% về giá.
Tính chung quý I/2023 cả nước nhập khẩu 498.647 tấn đậu tương, trị giá gần 346,58 triệu USD, giá trung bình 695 USD/tấn, giảm 4,9% về lượng, nhưng tăng 3,7% kim ngạch và tăng 9% về giá so với quý I/2022.
Đậu tương nhập khẩu về Việt Nam từ thị trường Mỹ nhiều nhất, trong tháng 3/2023 giảm 22,7% về lượng và giảm 27,9% về kim ngạch so với tháng 2/2023, giá giảm 6,7%, đạt 119.120 tấn, tương đương 80,81 triệu USD, giá 678,4 USD/tấn; Tính chung, quý I/2023 nhập khẩu đậu tương từ thị trường này đạt 329.874 tấn, tương đương 230,43 triệu USD, chiếm trên 66% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng mạnh 59,3% về lượng, tăng 77,4% về kim ngạch, giá tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu đậu tương từ thị trường Brazil – thị trường lớn thứ 2 trong quý I/2023 đạt 135.084 tấn, tương đương 91,57 triệu USD, giá 677,9 USD/tấn, chiếm trên 27% trong tổng lượng và chiếm 26,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm mạnh 51,8% về lượng, giảm 49% về kim ngạch nhưng giá tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Canada quý I/2023 đạt 27.122 tấn, tương đương 19,99 triệu USD, giá 736,9 USD/tấn, giảm 15,3% về lượng, giảm 5,6% về kim ngạch nhưng giá tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ thị trường Campuchia đạt 270 tấn, tương đương 211.300 USD, giá 782,6 USD/tấn, giảm 94% cả về lượng và kim ngạch nhưng tăng 7% về giá.
Nhập khẩu đậu tương quý I/2023
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 14/4/2023 của TCHQ)
Tổng hợp: Thuỷ Chung
Trung tâm TTCN&TM
- nhâp khẩu ngô li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất