Số liệu sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 9/2019 kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa giảm 15% so với tháng 8/2019, xuống còn 72,51 triệu USD.
Theo VITIC, tính chung 9 tháng năm 2019 kim ngạch nhập nhóm hàng này đạt 763,9 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ 2018.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, sữa và sản phẩm được nhập về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ các thị trường như: New Zealand, Đông Nam Á, EU và Mỹ chiếm thị phần lần lượt 28,12%; 22,9%; 19,7% và 11,99%.
Cụ thể, kim ngạch nhập từ thị trường New Zealand đạt 214,82 triệu USD, giảm 5,92% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2019 chỉ đạt 17,46 triệu USD, giảm 20,31% so với tháng 8/2019 nhưng tăng gấp gần 3 lần (tức tăng 191,72%) so với tháng 9/2018.
Kim ngạch nhập từ thị trường Đông Nam Á tăng 2,25% tương ứng với 175,64 triệu USD, riêng tháng 9/2019 đạt 16,24 triệu USD, tăng 7,92% so với tháng 8/2019 nhưng giảm 14,06% so với tháng 9/2018.
Nhập từ thị trường EU trong tháng 9/2019 tốc độ giảm khá mạnh gần 54% so với tháng 8/2019, tương ứng với 13,81 triệu USD và giảm 1,48% so với tháng 9/2018. Tính chung 9 tháng 2019, Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ EU đạt 150,82 triệu USD, tăng 9,28% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với thị trường Mỹ, tốc độ nhập khẩu đều tăng trưởng kim ngạch trong tháng và 9 tháng đầu năm 2019, đạt 8,5 triệu USD tăng 7,62% so với tháng 8/2019 và tăng 75,59% so với tháng 9/2018, nâng kim ngạch 9 tháng 2019 đạt 91,61 triệu USD, tăng 8,25% so với cùng kỳ 2018.
Ngoài những thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam còn nhập từ các thị trường khác như: Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ….
Nhìn chung 9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường hầu hết đều tăng trưởng, trong đó nổi bật thị trường Ireland, tuy chỉ đạt 25,7 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ 2018 tăng gấp 2,3 lần (tức tăng 124,62%), mặc dù tháng 9/2019 đạt 2,1 triệu USD, giảm 82,53% so với tháng 8/2019 nhưng tăng gấp 3,7 lần (tức tăng 269,26%) so với tháng 9/2018. Bên cạnh đó, nhập từ Australia và Philippines đều tăng mạnh, tăng lần lượt 71,09% và 46,93% đạt tương ứng 37,2 triệu USD; 4,74 triệu USD.
Ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường Đức, giảm 17,07% tương ứng với 35,42 triệu USD, riêng tháng 9/2019giamr 24,79% so với tháng 8/2019 chỉ có 3,55 triệu USD.
Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 9 tháng năm 2019
Thị trường | Tháng 9/2019 (USD) | +/- so với tháng 8/2019 (%)* | 9 tháng năm 2019 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2018* |
New Zealand | 17.466.003 | -20,31 | 214.820.186 | -5,92 |
Mỹ | 8.551.310 | 7,62 | 91.618.913 | 8,25 |
Singapore | 2.929.546 | -26,58 | 86.752.027 | -14,21 |
Thái Lan | 5.885.356 | 3,66 | 46.578.515 | 15,98 |
Malaysia | 7.040.341 | 39,67 | 37.564.594 | 37,83 |
Australia | 2.759.086 | -1,19 | 37.262.265 | 71,09 |
Đức | 3.551.508 | -24,79 | 35.428.443 | -17,07 |
Nhật Bản | 5.216.347 | 74,42 | 34.299.210 | 39,13 |
Pháp | 1.713.221 | -61,12 | 30.510.602 | 15,93 |
Ireland | 2.137.507 | -82,53 | 25.718.423 | 124,62 |
Hà Lan | 2.933.925 | 6,81 | 24.917.604 | -13,35 |
Ba Lan | 875.333 | -63,49 | 13.879.308 | -19,4 |
Thụy Sỹ | 1.425.436 | 177,64 | 11.539.748 | |
Tây Ban Nha | 1.514.252 | 15,72 | 10.632.252 | 34,32 |
Hàn Quốc | 956.665 | 25,29 | 9.276.629 | -5,02 |
Bỉ | 787.617 | -59,05 | 7.883.888 | 207,7 |
Philippines | 391.284 | 13,24 | 4.745.077 | 46,93 |
Đan Mạch | 305.180 | 5,02 | 1.858.953 | 72,3 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Việc Trung Quốc mở cửa với sản phẩm sữa của Việt Nam, ngành sữa kỳ vọng xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng từ 120 triệu USD lên 300 triệu USD vào năm 2020.
Dẫn nguồn tin từ báo Đầu tư, tăng trưởng xuất khẩu của ngành sữa sẽ “sang trang mới” khi Trung Quốc, thị trường tiêu dùng sữa lớn thứ 2 thế giới đã mở cửa cho các sản phẩm sữa xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam.
Thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, cơ quan này đã chính thức phê chuẩn việc cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa của Việt Nam kể từ ngày 16/10, căn cứ theo quy định pháp luật Trung Quốc và nghị định thư giữa Tổng cục Hải quan nước này với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Thông báo nêu rõ các sản phẩm sữa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải đáp ứng các yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm nghiệm liên quan, cụ thể là Luật An toàn thực phẩm và Luật Kiểm dịch động thực vật của Trung Quốc; Nghị định thư giữa hai nước và các quy định về giám sát, quản lý kiểm nghiệm, kiểm dịch sản phẩm sữa xuất nhập khẩu.
Các sản phẩm sữa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là các loại thực phẩm được chế biến với nguyên liệu chính là sữa bò đã được xử lý nhiệt, bao gồm các loại sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng, sữa pha chế, sữa đặc, sữa bột, sữa công thức cho trẻ em…
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu sữa của Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan chức năng Việt Nam, tiến hành các thủ tục đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc; sau đó với các sản phẩm sữa cụ thể, phải tiến hành thẩm định về kiểm dịch để được cấp giấy phép kiểm dịch động thực vật của nước này, trên cơ sở đó mới có thể chính thức xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Như vậy, ngay trong tháng 10 này, một loạt các doanh nghiệp có tên trong danh sách được xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, gồm Vinamilk, TH True milk, Mộc Châu Milk, Nutifood, Hanoimilk… sẽ triển khai hoạt động xuất khẩu sang thị trường này.
Trước đó, 26/4/2019 Nghị định thư về xuất khẩu sữa, sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng tạo điều kiện cho sữa của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường giàu tiềm năng với 1,4 tỷ dân.
Năng lực sản xuất của ngành sữa đang gia tăng nhanh chóng khi các doanh nghiệp triển khai loạt dự án lớn. Không chỉ là những dự án tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp sữa Việt Nam đã vươn ra thị trường Nga, Thụy Điển, Mỹ bằng các dự án nghìn tỷ. Ngoài ra, việc đầu tư vùng nguyên liệu cũng được tăng cường để gia tăng nguồn cung tại chỗ, phục vụ chế biến sản phẩm phục vụ thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
Cụ thể, đến nay, tổng đàn bò sữa cả nước đạt trên 294.000 con, tăng gần 11%, sản lượng sữa gần 940 nghìn tấn. Trong đó, tổng đàn bò của TH True milk nuôi gần 50.000 con, Vinamilk 27.000 con và 120.000 con nuôi liên kết, Mộc Châu Milk khoảng 25.000 con, Nutifood 5.000 con…
Cục Chăn nuôi cho hay, mục tiêu đến năm 2020 tổng đàn bò sữa đạt 500.000 con, tổng lượng sữa đạt trên 1 triệu tấn, tăng trưởng bình quân trên 11%/năm. Đến năm 2030, tổng đàn bò sữa đạt 700.000 con, tổng sản lượng sữa đạt 2 triệu tấn.
Năm 2018, tổng doanh thu toàn ngành sữa đạt 109.000 tỷ đồng (Gần 4,8 tỷ USD). Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 về sản lượng sữa và đứng thứ 4 về năng suất của đàn bò vắt sữa châu Á.
7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sữa sang hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều tăng trưởng mạnh. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất bao gồm Iraq (đạt 88,28 triệu USD, tăng 29,37%), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (đạt 11,59 triệu USD, tăng 52,9%).
Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sữa lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau thị trường Mỹ) với tổng giá trị khoảng 60 tỷ USD và mức tiêu thụ sản phẩm sữa bình quân đầu người liên tục tăng. Dự báo năm 2019 Trung Quốc nhập khẩu 39,43 triệu tấn sữa và sản phẩm sữa, trong đó có khoảng 750.000 tấn sữa tươi và khoảng 650.000 tấn sữa bột.
Bởi vậy, ngành sữa đặt mục tiêu sang xuất khẩu sữa sang Trung Quốc sẽ tăng từ 120 triệu USD lên 300 triệu USD vào năm 2020.
Trúc Bình
Nguồn: Báo Cung Cầu
- nhập khẩu sữa li>
- sản phẩm sữa Việt Nam li>
- Nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất