Dù chưa có gia súc bị chết rét, tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, phát hiện một số hộ dân còn lơ là, thực hiện các biện pháp phòng, chống rét sơ sài, tạm bợ, tỉnh Bắc Kạn đã khẩn trương yêu cầu các địa phương phải chấn chỉnh ngay.
Một chuồng trại chăn nuôi ở huyện Ba Bể che chắn sơ sài, không bảo đảm giữ ấm cho gia súc trong mưa, rét đậm.
Ngay từ đợt rét đầu tiên, tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương kiểm tra, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi. Đối với đàn đại gia súc, rút kinh nghiệm nhiều năm trước, do giá trị lớn nên người dân đã chủ động tích trữ rơm, rạ làm thức ăn, quây kín chuồng trại, bổ sung thức ăn tinh. Vì vậy, cho đến ngày 18-1, dù nhiều thời điểm, nhiều nơi nhiệt độ xuống dưới 5 độ C nhưng Bắc Kạn chưa có con gia súc nào chết rét.
Huyện Na Rì hiện có tổng đàn trâu, bò, ngựa, dê hơn 11.400 con. Để bảo vệ đàn trước giá rét, huyện chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn nông dân tận thu rơm rạ, thân, lá ngô, ngọn lá mía, dây khoai lang, lá sắn, cây lạc, bã dong riềng… làm thức ăn. Nông dân được hướng dẫn chế biến để cải thiện giá trị dinh dưỡng của rơm rạ và các sản phẩm nông nghiệp; gia cố, tu sửa, che chắn chuồng trại, sử dụng các loại vật liệu sẵn có tại địa phương bảo đảm đủ ấm cho vật nuôi.
Để phòng, chống rét cho đàn gia súc, huyện phân công cán bộ chuyên môn phối hợp với các xã xuống tận thôn, bản tuyên tuyền, hướng dẫn bà con phòng, chống rét cho vật nuôi. Đến nay, toàn huyện có 2.965/2.978 hộ chăn nuôi có chuồng trại, chiếm 99,56%. Tuy nhiên, trong đó, số chuồng trại kiên cố chỉ có hơn 1.100 chuồng.
Tại xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, chúng tôi ghi nhận nhiều chuồng nuôi của các hộ dân được che chắn rất sơ sài, có chuồng có mái cứng thì lại chỉ được che ba phía, nền chuồng ẩm ướt, không bảo đảm giữ ấm cho gia súc. Không phải tất cả các hộ chăn nuôi đều thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống rét theo khuyến cáo của ngành chức năng. Ở hầu hết các địa bàn, nhất là các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, không hiếm những chuồng trại sơ sài, nhiều hỗ tích trữ rơm rạ rất ít. Trưởng phòng quản lý dịch bệnh và chăn nuôi (Chi Cục Thú y Bắc Kạn) Nông Quang Hải cho biết, vẫn còn một số hộ, kể cả lãnh đạo xã vẫn còn lơ là, chưa quyết liệt trong công tác này. Sơ sài, chủ quan thể hiện ở việc che chắn chuồng trại tạm bợ, tích trữ không đủ thức ăn, nền chuồng ẩm ướt… Cá biệt, có những xã như Bằng Phúc (Chợ Đồn), Bình Văn (Chợ Mới)… vẫn còn tình trạng bà con thả rông gia súc.
Những đợt rét vừa qua, tuy nhiệt độ xuống thấp, trung bình dưới 10 độ C nhưng tại Bắc Kạn không có mưa. Thực tế cho thấy, khi trời rét đậm, rét hại có kèm mưa thì gia súc mới dễ bị chết do bị cước chân vì ẩm ướt. Nếu không có các biện pháp phòng, chống quyết liệt thì hậu quả khôn lường.
Trong tháng 1-2020, tỉnh Bắc Kạn đã thành lập tám đoàn kiểm tra thực tế tại tám huyện, thành phố. Tổng hợp kết quả kiểm tra cho thấy, nhiều hộ còn che chắn chuồng trại sơ sài, không đạt yêu cầu; dự trữ thức ăn còn ít không đáp ứng đủ số lượng gia súc. Công tác kiểm tra của một số Ban chỉ đạo các địa phương chưa được thường xuyên, thậm chí, một số Ban chỉ đạo cấp huyện chưa xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các hộ chăn nuôi ở địa bàn phụ trách đối với công tác phòng, chống rét. Tỷ lệ tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc thấp vì nhiều địa bàn thiếu thú y viên cơ sở.
Chấn chỉnh ngay những tồn tại, hạn chế, UBND tỉnh Bắc Kạn đã khẩn trương yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh; tăng cường kiểm soát chặt chẽ vận chuyển gia súc ra vào tỉnh. Các địa phương kiện toàn và chỉ đạo Ban chỉ đạo đôn đốc, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi; khẩn trương hỗ trợ các hộ có lợn bị tiêu hủy do nhiễm dịch tả lợn châu Phi; tăng cường củng cố, nâng cao năng lực hệ thống thú y.
TUẤN SƠN
Nguồn: Báo Nhân Dân
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi gia súc lớn li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất