Đặng Hữu Anh1, Nguyễn Bá Hiên1, Dương Việt Chiến1, Chu Văn Hùng1, Vũ Tuấn Anh1, Phùng Hữu Phúc2, Hoàng Nam Trung2
1: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2: Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Hà Nội – Hanofeed
Hầu hết người chăn nuôi và bác sĩ thú y đều hiểu rằng, khi thời tiết thay đổi sẽ làm cho sức đề kháng của vật nuôi giảm sút và dễ bị bệnh. Tuy nhiên, không phải mầm bệnh nào cũng xâm nhập vào động vật từ bên ngoài môi trường, có những mầm bệnh tồn tại sẵn trong cơ thể động vật với vai trò như một “vi sinh vật thường trú” ngay cả khi động vật ở trạng thái khoẻ mạnh về lâm sàng. Nếu sức đề kháng của vật nuôi bị giảm sút do mắc một bệnh nào đó, do stress vận chuyển, do thay đổi thời tiết, … những vi sinh vật cơ hội này sẽ nhân lên về số lượng, tăng mạnh về độc lực và gây bệnh. Những bệnh ở động vật được liệt kê dưới đây là những bệnh mà mầm bệnh thường có mặt sẵn trong cơ thể, chờ cơ hội để gây bệnh khi sức đề kháng của vật nuôi giảm xuống.
Bệnh ở trâu bò
Bệnh do Clostridium gây ra ở trâu bò
Vi khuẩn Clostridium phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới, thường có mặt trong đất, nước và cát. Nhiều loài gây bệnh tồn tại trong đường tiêu hóa của người và động vật, chúng thường gây nhiễm trùng từ trong. Các loài khác phân bố trong đất và gây nhiễm trùng từ ngoài qua các vết thương hoặc qua đường tiêu hoá. Hiện đã có trên 40 loài Clostridium được công bố là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ở người, gia súc và gia cầm. Những bệnh thường được biết đến là bệnh viêm ruột hoại tử trâu bò, bệnh viêm dạ múi khế ở bê, bệnh phù thũng ác tính, …Trâu bò, bê có thể bị chết đột ngột nếu bị nhiễm độc tố ruột huyết hoặc bị viêm dạ múi khế. Ngoài ra thường thấy hiện tượng bê bị tiêu chảy ở bệnh viêm ruột hoại tử.
Bệnh do Salmonella gây ra ở trâu bò
Bệnh do Salmonella gây ra ở trâu bò là bệnh gây thiệt hại kinh tế quan trọng. Mặc dù trâu bò ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm vi khuẩn, nhưng bị nhiễm nặng và chết thường gặp ở bê trên 10 tuần tuổi. Bệnh xảy ra với biểu hiện lâm sàng chính bao gồm: Con vật sốt cao, lờ đờ, bỏ ăn. Ban đầu con vật đi táo lẫn máu về sau thì tiêu chảy nặng.
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trâu, bò do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Trâu, bò mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh, tuy nhiên động vật non mẫn cảm với bệnh hơn động vật già. Bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp tính và thể cấp tính, con vật chết nhanh từ vài giờ đến hai ngày từ khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng. Con vật đờ đẫn, sốt từ 41 đến 42 độ C, khó thở, có khi ho khan. Con vật chảy nước mắt, nước dãi, nước mũi nhiều. Trâu bò có triệu chứng thần kinh như hung dữ, điên cuồng… Trâu bò bị sưng, phù ở vùng hầu có thể lan xuống cổ và yếm.
Hình 1. Trâu bị tụ huyết trùng
(Nguồn ảnh: https://vtv.vn/benh-tu-huyet-trung.html)
Bệnh ở lợn
Bệnh Glasser’s ở lợn
Bệnh Glasser’s do vi khuẩn Haemophilus parasuis gây ra ở lợn. Haemophilus parasuis gây bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy ở lợn sau cai sữa tới dưới 4 tháng tuổi. Triệu chứng: ở thể cấp tính lợn sốt cao, bỏ ăn, lười vận động, nặng hơn thì khó thở, đau đớn, khớp sưng, què… Thể mạn tính lợn con nhợt nhạt, giảm tăng trọng. Khi mổ khám bệnh tích thấy viêm thanh dịch, viêm tơ huyết ở nhiều cơ quan, viêm đa khớp, xanh tím phù thũng dưới da.
Bệnh tụ huyết trùng lợn
Bệnh tụ huyết trùng lợn do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh xảy ra phổ biến ở giai đoạn lợn nuôi vỗ béo 16 – 18 tuần tuổi. Triệu chứng: thể cấp tính lợn sốt cao, khó thở, lợn chết hoặc sắp chết vùng bụng có màu đỏ tím . Thể á cấp tính thường ho và thở thể thể bụng. Thể mạn tính lợn ho, thở mạnh, sốt nhẹ. Bệnh tích: phổi thường chắc và có bọt trong khí quản. Phổi bị viêm chuyển từ màu đỏ sang màu xám tùy thuộc tiến triển của bệnh.
Bệnh viêm teo xương mũi truyền nhiễm
Bệnh do vi khuẩn Bordetella bronchiseptica và Pasteurella multocida có độc lực gây ra. Bệnh phổ biến ở lợn 3 – 4 tuần tuổi. Triệu chứng: hắt hơi, khịt mũi, chảy nước mũi có lẫn mủ, mệt mỏi bỏ ăn. Thể PAR một vài trường hợp lợn chảy múa mũi, mặt bến dạng… Bệnh tích: teo sụn mũi, xoang mũi có thể có dịch thủy thũng.
Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
Bệnh liên cầu lợn do Streptococcus suis gây ra. Lợn mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là 5 – 10 tuần tuổi. Triệu chứng: lợn sốt cao, bỏ ăn, ủ rũ, què, co giật…Bệnh tích: Lợn bị bại huyết, viêm khớp, viêm phổi, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm âm đạo, sảy thai.
Bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn
Bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra. Clostridium gây bệnh phổ biện ở lợn con theo mẹ. Triệu chứng: Tùy thuộc vào chủng vi khuẩn Clostridium gây bệnh mà lợn có các triệu chứng khác nhau nhưng phổ biến nhất là triệu chứng tiêu chảy. Dấu hiệu của bệnh nhiễm độc tố ruột huyết do C. perfringens typ C là tỷ lệ chết cao (> 50% đến 100%) và phân có màu đỏ. Bệnh do vi khuẩn C. perfringens typ A thường xảy ra ở tuần đầu tiên sau khi lợn sinh ra. Lợn con bú sữa khi bị tiêu chảy trở nên chậm chạp, bụng thóp. Vùng hông thường dính bết phân màu vàng.
Hình 2. Lợn bị tiêu chảy
Bệnh phó thương hàn lợn
Bệnh phó thương hàn lợn do vi khuẩn Salmonella gây nên. Bệnh chủ yếu sảy ra ở lợn từ 2-4 tháng tuổi. Bệnh có 2 thể quan trọng là thể bại huyết với biểu hiện lợn bỏ ăn, lờ đờ, sốt cao, ho nhẹ, có triệu chứng hoàng đản, có hiện tượng xanh tím ở tai, chân, đuôi, bụng. Thể thứ hai là thể viêm ruột kết với biểu hiện lợn ỉa chảy, sốt cao, bỏ ăn, phân vàng, lỏng có các mảnh tế bào niêm mạc ruột. Khi mổ khám lợn bệnh ở thể viêm ruột kết thấy có hoại tử điểm hoặc lan tràn ở ruột, kết tràng hoặc manh tràng, hạch màng treo ruột sưng to.
Bệnh phù thũng ở lợn
Bệnh phù thũng ở lợn do một số chủng E. coli có độc lực gây ra. Lợn 4-12 tuần tuổi thường mắc bệnh. Triệu chứng: có một số lợn chết bất ngờ, không biểu hiện thường là những con to khỏe. Trường hợp khác có biểu hiện thần kinh, ỉa chảy ở ngày thứ 3-4, phù đầu mặt. Bệnh tích: xác lợn đỏ lên ở phần bụng, thâm đen vùng tai, 4 chân. Máu đặc thẫm, hạch ruột và hạch bẹn nông sưng. Phù ở vùng đầu mặt và nhiều cơ quan khác….
Bệnh ở gia cầm và thuỷ cầm
Bệnh do vi khuẩn Escherichia coli
Vi khuẩn escherichis coli gây bệnh cho mọi lứa tuổi của gia cầm. Triệu chứng: Thể nhiễm trùng E. Coli cục bộ gây bệnh ở một vài cơ quan cục bộ. Thể nhiễm trùng E. Coli toàn thân gây bệnh khắp cơ thể. Bệnh tích: thông tường hay gặp bệnh tích sưng phù đầu ở gia cầm, viêm bao tim, viêm túi khí có màng fibrin, viêm hình thành cục ở ruột, viêm khớp có dịch nhày….
Hình 3. Gà nghi mắc bệnh do Escherichia coli, gan phủ màng giả
Bệnh do vi khuẩn Salmonella
Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở gà có tên là bệnh bạch lỵ ở gia cầm non, thương hàn và phó thương hàn ở gia cầm trưởng thành. Nếu bệnh xuất hiện ở vịt thì có tên gọi là bệnh phó thương hàn ở thuỷ cầm. Vi khuẩn lúc đầu xâm nhập vào gia cầm non và gây chết trong thời kỳ này. Số còn lại cùng những gia cầm lớn trở nên mang trùng và có thể lành về triệu chứng mặc dù nhiều phủ tạng vẫn bị viêm mạn tính. Tuy nhiên, bệnh có thể lập tức chuyển thành cấp tính nếu vì một nguyên nhân nào đó làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút như bị lạnh đột ngột do thay đổi thời tiết, mệt do vận chuyển, thay đổi thức ăn đột ngột,… Trong trường hợp này buồng trứng hoặc dịch hoàn, gan, lách gia cầm bệnh viêm hoại tử nặng. Biểu hiện điển hình của bệnh là hiện tượng tiêu chảy phân trắng và giảm đẻ.
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
Pasteurella multocida là nguyên nhân chính gây bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm. Bệnh xảy ra chủ yếu ở các gia cầm trưởng thành. Gia cầm mắc bệnh bỏ ăn, lông xù, có dịch nhớt chảy ra từ miệng, tiêu chảy, khi chết toàn thân xanh tím đặc biệt là những vùng da không có lông. Khi mổ khám thấy tích nước xoang bao tim, xuất huyết mỡ vành tim, gan sưng sẫm màu, có nhiều điểm hoại tử trắng to bằng đầu mũi kim hoặc đinh ghim.
Bệnh viêm ruột hoại tử gia cầm
Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở đàn gà 2-6 tuần tuổi. Gà mắc bệnh mệt mỏi, giảm ăn, lười vận động, tiêu chảy, thường thấy gia cầm chết đột ngột. Khi mổ khám thấy ruột bở, căng phồng chứa đầy hơi, có hiện tượng xuất huyết và hoại tử đặc biệt ở ruột non, gan viêm sưng to.
Hình 4. Gà nghi mắc bệnh viêm ruột hoại tử
- Bệnh viêm teo xương mũi truyền nhiễm li>
- Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn li>
- Bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn li>
- Bệnh viêm ruột hoại tử gia cầm li>
- Bệnh tụ huyết trùng gia cầm li>
- Bệnh do vi khuẩn Salmonella li>
- Nguyễn Bá Hiên li>
- Bệnh do vi khuẩn Escherichia coli li>
- Bệnh do Clostridium li>
- Bệnh do Salmonella li>
- Bệnh Glasser’s li>
- Bệnh tụ huyết trùng lợn li> ul>
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn sinh học
Tin mới nhất
T3,05/11/2024
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất