Những hiểu biết về virus cúm gia cầm độc lực cao H5N8 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Những hiểu biết về virus cúm gia cầm độc lực cao H5N8

    Cúm gia cầm là gì?

     

    Cúm gia cầm (AI) là một bệnh trên gia cầm, gây ra bởi virus cúm gia cầm type A. Bệnh có thể ảnh hưởng tới nhiều loài gia cầm được thuần hóa như gà, gà tây, chim cút, gà sao, ngan, vịt, cũng như một số loại chim cảnh và chim hoang dã.

     

    Virus cúm gia cầm cũng được phân lập và phát hiện không thường xuyên từ các loài động vật có vú như chuột, chồn, chồn sương, lợn, mèo, hổ, chó, ngựa, cũng như người.

     

    Ý nghĩa của chủng độc lực cao/ chủng độc lực thấp

     

    Có rất nhiều chủng virus cúm gia cầm, chúng được phân loại thành hai nhóm theo sự nghiêm trọng của bệnh ở gia cầm:

    • Chủng độc thấp (LPAI) gây bệnh thể nhẹ, có ít hoặc không có dấu hiệu lâm sàng ở gia cầm.
    • Chủng độc lực cao (HPAI) gây bệnh với các triệu chứng, bệnh tích nghiêm trọng và có tỉ lệ chết cao.

     

    Có nhiều sự khác nhau giữa chủng cúm gia cầm độc lực cao và độc lực thấp dựa theo kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm. Đặc trưng của virus cúm gia cầm chủng độc lực cao (gây bệnh nghiêm trọng) hay thấp rất rõ ràng cả về dấu hiệu lâm sàng và cấu trúc gen.

     

    Cúm A H5N8 là gì?

     

    Virus được phát hiện ở gia cầm ở châu Á ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Tháng 1 năm 2014, Chính quyền Hàn Quốc đã báo cáo các trường hợp đầu tiên do nhiễm cúm gia cầm chủng độc lực cao H5N8 (Type A).

     

    Tổng số có 29 đợt bùng dịch trên ngỗng, gà và vịt với gần 600.000 con đã bị loại thải. Tháng 9 năm 2014, đã có báo cáo về sự bùng phát dịch cúm ở vịt thịt có 1200 con chết và 19.800 con bị loại thải để kiểm soát dịch bệnh.

     

    Tháng 4 năm 2014, Nhật Bản đã thông báo có một ổ dịch do cúm độc lực cao (HPAI) với 1100 ca được báo cáo. Một phần của các phương pháp kiểm soát dịch bệnh là loại thải toàn bộ đàn. Đợt dịch kết thúc vào tháng 7 năm 2014, sau 4 tháng, vào tháng 11 năm 2014 đợt dịch khác được thông báo bởi Nhật Bản từ hai mẫu phân được lấy từ thiên nga (Cygnus columbianus).

     

    Trung Quốc đã báo cáo rằng chủng virus cúm gia cầm H5N8 phát hiện vào tháng 10 năm 2014, thông báo hai đợt bùng dịch liên quan đến mẫu môi trường và một mẫu vịt được thu thập trong kế hoạch giám sát của quốc gia.

     

    H5N8 đã được tìm thấy ở Mỹ (Idaho) vào 2008 dưới dạng chủng độc lực thấp và sau đó 6 năm ở California ở dạng độc lực thấp.

     

    Ở Đức cũng xác định chủng độc lực cao H5N8 ở gà tây vỗ béo trong hệ thống chăn nuôi bán khép kín ở Mecklenburg-Vorpommern ở giai đoạn đầu với một ca được phát hiện, tất cả 1731 con mẫn cảm ở đàn bị loại thải.

     

    Ở Hà Lan đã phát hiện virus trong trang trại có 150000 gà đẻ ở Utrecht với hệ thống chăn nuôi khép kín. Có khoảng 1000 ca được xác định, tất cả những con mẫn cảm với con đã nhiễm bệnh đều bị tiêu hủy.

     

    Tại Anh cũng được phát hiện chủng virus độc lực cao HPAI chủng H5N8 ở đàn vịt 60 ngày tuổi nuôi trong nhà cùng thời gian với Hà Lan. Khoảng 6000 con bị loại thải.

     

    Dữ liệu được lấy từ WAHIS Hệ thống thông tin sức khỏe động vật thế giới OIE.

     

    Nguồn lây lan của Cúm A (H5N8)?

     

    Dựa trên dữ liệu của trình tự gen của mảnh HA, tại Đức, Hà Lan và Anh đã được xác định là có sự tương đồng với chủng H5N8 tại Hàn Quốc. Điều tra tiếp tục để xác định nguồn lây virus thuộc nhóm 2.3.4.4.

     

    Chim hoang có phải vật mang của virus cúm gia cầm  (H5N8)

     

    Chim hoang thường là vật mang của virus cúm gia cầm ở đường hô hấp hoặc tiêu hóa nhưng chúng không gây bệnh. Trong quá khứ chúng được biết đến là vật chứa và vật chủ trung gian gây bệnh cúm gia cầm. Khắp thế giới, các biện pháp giám sát đã được thực hiện để kiểm soát sự bùng phát và xác định đặc điểm của virus cúm gia cầm ở chim hoang.

     

    Cúm A (H5N8) lây lan trong đàn như thế nào?

     

    Tất cả virus cúm gia cầm đều có thể lây lan trong đàn qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ con bị nhiễm bệnh, đặc biệt là qua đường hô hấp và qua thức ăn, nước uống, thiết bị chăn nuôi và quần áo và ủng của con người bị ô nhiễm.

     

    Chúng lây lan nhanh trong trang trại này sang trang trại khác do việc vận chuyển gia cầm sống, con người (đặc biệt là khi ủng và quần áo bị ô nhiễm) và các phương tiện, thiết bị, thức ăn và lồng chứa bị ô nhiễm. Virus chủng độc lực cao có thể sống một khoảng thời gian dài trong môi trường, đặc biệt là ở điều kiện nhiệt độ thấp.

     

    Một vài nhân tố có thể đóng góp trong sự lây lan của tất cả các virus cúm gia cầm (AI) bao gồm: sự di chuyển của con người và vật dụng chăn nuôi, hoạt động mua bán (chợ gia cầm sống), hoạt động chăn nuôi và sự có mặt của virus ở các đàn chim di cư.

     

    Các yêu cầu để báo cáo bệnh cúm A (H5N8)?

     

    Các nội dung chi tiết được nêu trong Bộ luật Thú y của OIE, tất cả các trường hợp cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) được tìm thấy ở bất kỳ loài chim nào đều phải thông báo cho OIE bởi cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan Thú y) ở một quốc gia.

     

    Các virus cúm gia cầm độc lực thấp thuộc subtype H5 và H7 ở gia cầm cũng được OIE chú ý vì mặc dù chúng không gây bệnh nặng nhưng chúng có khả năng dễ dàng đột biến thành chủng có độc lực cao hoặc lây nhiễm sang các loài khác.

     

    Những yêu cầu cơ bản cho sự phòng chống và kiểm soát cám gia cầm trên toàn thế giới?

     

    Tất cả các quốc gia phải duy trì các thành phần công khai và bí mật của Cơ quan Thú y, tuân thủ các tiêu chuẩn của OIE, bao gồm:

     

    • Quy định phù hợp (luật Thú y)
    • Phát hiện sớm và khả năng đáp ứng khi đối mặt với các vấn đề về sinh học ở động vật
    • Thiết lập và quản lý cơ chế đền bù thiệt hại cho người chăn nuôi
    • Phòng thí nghiệm
    • Sử dụng vaccine khi có tình hình dịch tễ liên quan

     

    Loại thải có nên sử dụng như một phương pháp kiểm soát bệnh?

     

    Nếu bệnh được phát hiện ở động vật, nói chung chính sách loại thải được sử dụng để cố gắng kiểm soát và xóa bỏ bệnh.

     

    Yêu cầu cụ thể về việc loại thải (Luật Thú y của OIE)

     

    • Tiêu hủy tất cả những con bị nhiễm hoặc phơi nhiễm (theo tiêu chuẩn về phúc lợi động vật của OIE).
    • Xử lý xác động vật và tất các sản phẩm động vật một cách phù hợp.
    • Giám sát và truy tìm những con có khả năng mắc bệnh hoặc phơi nhiễm với mầm bệnh.
    • Cách ly nghiêm ngặt và kiểm soát sự di chuyển của gia cầm và các phương tiện và con người có nguy cơ bị ô nhiễm.
    • Khử trùng triệt để các cơ sở chăn nuôi khi bị dịch.
    • Để trống chuồng ít nhất 21 ngày trước khi nhập đàn mới.

     

    Loại thải những con nhiễm hoặc mẫn cảm được tiến hành bởi những quốc gia đã có dịch với chủng độc lực cao H5N8.

     

    Khuyến nghị của OIE cho về mua bán gia cầm ở các quốc gia đã nhiễm cúm A (H5N8)?

     

    Việc phân tích rủi ro được sử dụng ở các nước nhập khẩu để bảo vệ lãnh thổ của họ khỏi sự xâm nhập của mầm bệnh là rất phức tạp và dựa trên một danh sách các tiêu chuẩn của OIE.

     

    Trong trường hợp bùng phát dịch cúm gia cầm độc lực cao thuộc chủng H5 ở các nước xuất khẩu tiềm năng, các khuyến nghị về thương mại có thể được tìm thấy trong Bộ luật Thú y của OIE (Chương 10.4; 2014). Các biện pháp này dựa trên cơ sở khoa học và không được dẫn đến các rào cản thương mại phi lý; chúng bao gồm khoanh vùng và kiểm tra nguồn gốc các quần thể động vật.

     

    Biện pháp bồi thường nên được áp dụng cho những người nông dân bị nhiễm bệnh?

     

    Bồi thường về tài chính cho người nông dân và nhà sản xuất, những người mất động vật do tiêu hủy bởi yêu cầu của chính quyền ở các quốc gia trên thế giới; chúng có thể không tồn tại ở tất cả các quốc gia. OIE khuyến khích các cơ quan chính quyền để phát triển và đưa ra kế hoạch bồi thường bởi vì chìa khóa để kiểm soát và ngăn ngừa là phát hiện sớm và minh bạch trong việc báo cáo sự xuất hiện của dịch bệnh, bao gồm cúm gia cầm.

     

    Các khuyến cáo về an toàn thực phẩm?

     

    Những con bị loại thải do chính sách kiểm soát dịch bệnh khi có sự bùng dịch cúm gia cầm, bao gồm cúm A (H5N8), không nên đưa vào thực phẩm và chuỗi thức ăn để kiếm soát và ngăn ngừa.

     

    Không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêu thụ thịt hoặc trứng gia cầm có thể truyền virus cúm A sang người.

     

    Mối nguy về sức khỏe công cộng với cúm gia cầm?

     

    Virus cúm gia cầm đặc trưng cho loài, nhưng một số trường hợp hiếm hoi có sự vượt qua hàng rào bảo vệ của loài để lây bệnh cho người. Không nên nhầm lẫn giữa cúm gia cầm (AI) với cúm mùa ở người, nó là một bệnh rất phổ biến ở người (thường do chủng H1 và H3). Việc lây lan virus cúm gia cầm (AI) sang người diễn ra khi có tiếp xúc gần với chim bị nhiễm hoặc môi trường bị ô nhiễm nặng.

     

    Hiện nay, không có minh chứng nào cho sự nhiễm bệnh của con người từ chủng cúm H5N8.

     

    Chính sách để phòng tránh bệnh ở mức độ trang trại?

    Tiêm vắc xin cúm gia cầm tại Việt Nam

     

    Điều cần thiết cho các nhà chăn nuôi gia cầm là duy trì an toàn sinh học để tránh sự xuất hiện của virus trong đàn:

     

    • Giữ gia cầm xa những khu vực thường xuyên có chim hoang dã
    • Không đưa ra các yếu tố thu hút chim hoang (thức ăn, nơi trú ẩn…)
    • Kiểm xoát sự thâm nhập mầm bệnh vào chuồng bởi con người và trang thiết bị
    • Duy trì vệ sinh vật dụng, chuồng trạivà trang thiết bị
    • Tránh sự tiếp xúc của những con không rõ tình trạng bệnh tật vào đàn, cần nuôi cách ly trước khi nhập đàn.
    • Thực hiện chăn nuôi cùng vào – cùng ra (all in – all out)
    • Báo cáo tình trạng dịch bệnh (số con mắc bệnh và chết) cho Cơ quan Thú y
    • Xử lý phân và gia cầm chết theo đúng quy định
    • Dùng vaccine cúm cho gia cầm khi cần thiết

     

    Nguyễn Văn MinhVet24h Animal Health Consultant

    Nguyễn Quốc Khánh – Công ty CP Quốc Tế UNIVET

     

    Tài liệu tham khảo

    1. Fan S., Zhou L., Wu D., Gao X., Pei E., Wang T., Gao Y., Xia X. 2014. A novel highly pathogenic H5N8 avian influenza virus isolated from a wild duck in China. Influenza Other Respir Viruses. 2014 Nov 1. doi: 10.1111/irv.12289
    2. Ku K.B., Park E.H., Yum J., Kim J.A., Oh S.K., Seo S.H. 2014. Highly Pathogenic Avian Influenza A(H5N8) Virus from Waterfowl, South Korea, 2014. Emerging Infectious Diseases 20(9):1587-1588. doi:10.3201/eid2009.140390.
    3. WAHIS – Hệ thống thông tin sức khỏe động vật thế giới OIE

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.