[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong giai đoạn từ 2008-2018, ngành thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cả nước có nhiều bước đột phá về xây dựng thể chế, chính sách khuyến khích phát triển, công tác quản lý có rất nhiều tiến bộ. Mặt khác, quy mô đầu tư và sản lượng TĂCN cũng tăng nhanh, công nghệ chế biến ngày càng phát triển, chất lượng thức ăn chăn nuôi cơ bản tốt và giá bán cũng thuộc nhóm thấp… Tuy nhiên, ngành thức ăn chăn nuôi trong nước cũng còn nhiều “lỗ hổng” cần được nhìn nhận thấu đáo để cải thiện, hướng đến hiệu quả và bền vững.
a, Theo Cục Chăn nuôi, một số quy định liên quan đến công bố hợp chuẩn, hợp quy, kiểm tra nhà nước hàng hóa (liên quan đến thức ăn chăn nuôi) chưa ổn định, thay đổi liên tục, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đang có nhiều cơ quan tham gia (trước kia chỉ có một đơn vị quản lý chuyên ngành là Cục Chăn nuôi thực hiện) gây nên những bất cập như: doanh nghiệp lúng túng khi thực hiện thủ tục hành chính, có sự không thống nhất về phương pháp thực hiện của các cơ quan được giao kiểm tra như có đơn vị không thực hiện xã hội hóa, không giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử… đã làm giảm hiệu quả của công tác quản lý chất lượng TĂCN. Hơn nữa, việc giao nhiều cơ quan thực hiện kiểm tra TĂCN nhập khẩu đã gây khó khăn trong thu thập số liệu TĂCN nhập khẩu, dẫn đến khó dự báo thị trường cũng như xây dựng chính sách phát triển ngành TĂCN.
b,TĂCN nói riêng còn phức tạp, nhất là Luật tiêu chuẩn kỹ thuật đang Quy định Bộ Khoa học & Công nghệ thẩm định các TCVN, QCVN trong khi trách nhiệm quản lý về chất lượng TĂCN là của Bộ NN&PTNT. Điều này, dẫn tới sự không thống nhất về quan điểm quản lý và làm chậm thời gian ban hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và làm chậm thời gian ban hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất.
c, Số lượng nhà máy sản xuất TĂCN công nghiệp tuy nhiều nhưng phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, khu đông dân cư, khu có mật độ chăn nuôi lớn, vì vậy đã phát sinh chi phí vận chuyển hàng hóa và làm giảm sự tiếp cận đối với TĂCN công nghiệp ở những vùng sâu, vùng xa. Thực hiện quy định tại Luật Chăn nuôi từ ngày 1/1/2020 về điều kiện chăn nuôi, đặc biệt là việc đăng ký cơ sở chăn nuôi trang trại theo mật độ sẽ có sự chuyển dịch đáng kể sản lượng chăn nuôi giữa các vùng, khi việc sản xuất TĂCN cần phải có sự dịch chuyển theo để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi ở những khu vực đó.
d, Hiệu quả sản xuất của các nhà máy sản xuất TĂCN hiện nay chưa cao do chưa sử dụng hết công suất, nhất là nhà máy của các nhóm doanh nghiệp trong nước, do đó càng làm tăng giá thành TĂCN. Bên cạnh đó, số lượng cơ sở đi thuê gia công TĂCN ngày càng nhiều và luôn thay đổi địa chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về TĂCN.
đ, Số lượng nguyên liệu TĂCN nhập khẩu lớn và ngày càng gia tăng trongd dó là có những nhóm thức ăn bổ sung mà trong nước hoàn toàn có thể làm được như: DCP, bột máu, bột thịt xương, các chế phẩm vi sinh, thảo dược…. Nhiều nguyên liệu thức ăn trong nước có tiềm năng sản xuất chưa được khai thác hết nhất là các loại phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp.
e, Chi phí sản xuất TĂCN còn cao, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và chưa phù hợp như: chi phí đất đai, tín dụng, thị trường, giá nguyên liệu nhập khẩu… nên giá TĂCN thành phần của Việt Nam vẫn còn cao hơn so với các nước chăn nuôi phát triển.
g, Cơ sở quản lý chất lượng và quản trị doanh nghiệp, thị trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ còn nhiều bất cập, phần nhiều các cơ sở mua bán, cơ sở kinh doanh TĂCN nhỏ lẻ ở các địa phương còn có vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng đến chất lượng, ATTP sản phẩm TĂCN.
h, Việc kiểm tra, xử lí các vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh về chất lượng và ATTP sản phẩm TĂCN còn nhiều bất cập, ví dụ:
Chưa có quy đinh về xây dựng chương trình kiểm tra TĂCN hàng năm trên toàn quốc, chưa thực hiện kiểm tra dựa trên nguyên tắc phân tích, đánh giá nguy cơ rủi ro của các cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN dẫn đến trường hợp doanh nghiệp lớn, làm tốt thì bị kiểm tra nhiều, doanh nghiệp nhỏ năng lực kém thì bị kiểm tra ít.
Năng lực cán bộ quản lý TĂCN ở các địa phương chưa đồng đều, phương pháp kiểm tra chưa thống nhất giữa các địa phương.
Chỉ tập trung kiêm tra các cơ sở sản xuất TĂCN thương mại mà chưa thực hiện kiểm tra các cơ sở sản xuất thức ăn tiêu thụ nội bộ.
Số lượt các đoàn kiểm tra đến các doanh nghiệp còn nhiều, gây khó dễ cho hoạt động kinh doanh nhưng xử lí vi phạm thì rất ít.
Việc kiểm tra các cơ sở mua bán, nhất là đối với các hộ kinh doanhnh nhỏ không được chú ý hoặc kiểm tra rất hình thức.
i, Số lượng sản phẩm TĂCN lưu hành trên thị trường quá nhiều gây khó khăn cho việc lựa chọn của người chăn nuôi và phát sinh nhiều chi phí thị trường làm tăng giá bán của TĂCN.
Tâm An
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất