[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc áp dụng kỹ thuật và tiến bộ công nghệ mới vào chăn nuôi bò sữa đã và đang dần cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò và sản phẩm đầu ra. Đây được xem là hướng đi phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững.
Nhằm cung cấp thông tin cũng như cập nhật các biện pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa hiện nay, góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa ở nước ta. Ngày 11/10/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Sử dụng các công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam”.
Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam
Bên cạnh những khó khăn thách thức như con giống, quản lý, thời tiết, dịch bệnh, kỹ thuật, dinh dưỡng cũng như chăn nuôi phân tán thì ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam cũng đạt được một số thành tựu nhất định. Chia sẻ tại hội thảo, TS. Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, sau 70 năm phát triển, đến năm 2023 Việt Nam đã có gần 325.000 con bò sữa, đạt sản lượng gần 1,2 triệu lít sữa, năng suất bò sữa tính bình quân/con/năm đạt trên 5,4 tấn/năm với bò vắt sữa. Nếu so với năng suất sữa của các nước khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng đầu tiên. Với sữa tươi nguyên liệu được tạo ra như vậy, ngành sữa Việt Nam thành công sản xuất ra 143.000 tấn sữa bột để cung cấp cho khách hàng. Đồng thời, các sản phẩm sữa của nước ta không những được tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu tới các nước khác trên thế giới.
Hiện nay, chăn nuôi bò sữa được đánh giá là một trong những ngành quan trọng, trong “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045” được Chính phủ phê duyệt đã định hướng rõ, đến năm 2030, đảm bảo đàn bò sữa đạt khoảng 650.000 con trở lên và đạt tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu khoảng 2,6 triệu tấn. Bên cạnh đó, đề án “Phát triển công nghệ giống vật nuôi đến năm 2030” nêu rõ, bò sữa được xã hội hóa gần như toàn bộ và vai trò của các doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu trong chọn tạo giống bò sữa bằng các công nghệ cao hỗ trợ trong sinh sản, góp phần tạo đàn bò sữa có năng suất, chất lượng, thích ứng được với điều kiện môi trường, với các vùng sinh thái và hướng tới trở thành một trong những vật nuôi chính, cung cấp cho các sản phẩm của ngành sữa.
Công nghệ đóng vai trò rất lớn trong chăn nuôi bò sữa
“Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam không phải là một nghề truyền thống, nhưng sau hơn 70 năm phát triển, đã có những thành tích rất nổi bật về mặt tiếp nhận công nghệ và hiện đại hóa, công nghiệp hóa, được đánh giá cao trong khu vực Châu Á. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, khoa học công nghệ đóng góp khoảng 30% cho giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, riêng với giống vật nuôi, trong đó có giống bò sữa đã đóng góp tới 38% giá trị gia tăng”, TS. Tống Xuân Chinh nhấn mạnh.
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ đang được phát triển cũng như đưa vào áp dụng thử nghiệm trên diện rộng ở Việt Nam, đặc biệt phục vụ cho hỗ trợ sinh sản chọn lọc giống ở bò sữa. Đứng đầu áp dụng là các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, TH True milk,… Theo chia sẻ của ThS. Lã Văn Thảo, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Cục Chăn nuôi, hiện nay, về chọn tạo dòng, giống đã hoàn thiện công nghệ sản xuất phôi in-vitro và in-vivo, kỹ thuật cắt phôi, xác định giới tính phôi, sản xuất phôi bằng tinh phân biệt giới tính; sản xuất phôi bò sữa trong nước; thụ tinh trong ống nghiệm; ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý trang trại và chăn nuôi bò sữa; thực hiện liên kết sản xuất trong chăn nuôi bò sữa.
Bà Tô Tuệ Lang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn phụ trách khu vực phía Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Bò sữa Châu Á – Thái Bình Dương (APDC Breeds) cho biết, APDC đứng đầu là một trong số ít đơn vị nhập khẩu bò sữa thuần chủng từ Hoa Kỳ với nguồn gen chất lượng cao, tăng trưởng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm và sinh sản tốt. HOLSTEIN FRIESIAN và JERSEY là 2 giống bò chính được công ty nhập khẩu.
Trong đó, HOLSTEIN FRIESIAN được thế giới đánh giá là giống bò có sản lượng sữa cao nhất. Sau khi thích nghi tại Việt Nam, sản lượng sữa bình quân đạt 32-38 kg/con/ngày, ngay cả với những vùng chăn nuôi có thời tiết khắc nghiệt nhất như Nghệ An, Thanh Hoá, Quãng Ngãi, Gia Lai… Với chăn nuôi nhỏ lẻ, cũng đạt bình quân 29 kg/con/ngày. “Đối với hộ kinh doanh nhỏ, nếu chăm sóc tốt, tuân thủ những điều kiện chăn nuôi thì cũng có thể đạt tới những hiệu quả nhất định. Với nguồn gen ưu việt từ Mỹ cộng thêm với toàn bộ dinh dưỡng từ cỏ Mỹ trong khẩu phần nó sẽ tạo ra sự bền vững – luôn luôn đi đôi với lợi nhuận”, Bà Tô Tuệ Lang nhấn mạnh.
Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa
Chia sẻ tại hội thảo, TS. Nguyễn Kiên Cường, Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng suất sữa như: Thiết kế khẩu phần cân bằng dinh dưỡng; Chuồng trại thoáng mát; Trang bị hệ thống quản lý hiện đại phát hiện động dục và thời điểm gieo tinh; Ứng dụng các quy trình sinh sản; Ứng dụng công nghệ như chọn giống dựa vào hệ số di truyền, kỹ thuật siêu âm sinh sản trên bò,…Trong tương lai, hướng tới tối ưu hóa môi trường tử cung, chọn giống từ gen.
PGS.TS Lê Thị Thúy, Viện trưởng viện KHKT Chăn nuôi Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất giải pháp về giống. Theo đó, bò giống phải thuộc giống bò sữa chuẩn, có nguồn gốc rõ ràng, có lý lịch 3 đời, ngoại hình đặc trưng cho giống và luôn luôn phải chú ý năng suất sữa thể hiện. Đặc biệt, đối với chăn nuôi gia súc ăn cỏ nói chung và bò sữa nói riêng phải ghi nhớ thức ăn thô xanh là yếu tố quyết định cho sự thành bại trong chăn nuôi loài vật này và bổ sung khoáng chất theo giai đoạn, tuân thủ tuyệt đối quy trình chăn nuôi, thực hiện chương trình tiêm phòng vắc xin theo Luật Thú y, bảo quản và sử dụng đúng vắc xin.
Ngoài ra, để tiêu thụ sản phẩm tốt cần đảm bảo một số yếu tố như: vắt sữa đúng quy trình; bảo quản sữa trước khi tiêu thụ tốt; ký kết hợp đồng tiêu thụ với HTX hoặc Hợp đồng trực tiếp với đơn vị thu mua hoặc nhà máy chế biến,…
Để thành công trong chăn nuôi bò sữa, chúng ta phải dám đầu tư nhưng phải đầu tư đúng; thực hiện đúng quy trình; đổi mới công nghệ phù hợp; thực hiện vệ sinh, phòng bệnh triệt để và phải kết hợp và chia sẻ kinh nghiệm.
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Phương Nhung
- chăn nuôi bò sữa li>
- ngành chăn nuôi bò sữa li> ul>
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Tin mới nhất
T4,04/12/2024
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất