Từ đầu tháng 4.2023 trở lại đây, dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, dịch đã bùng phát trở lại, nhiều hộ chăn nuôi tiếp tục lâm vào cảnh khó khăn khi phải tiêu hủy cả đàn lợn sắp đến kỳ xuất chuồng.
Tại huyện Yên Mô (Ninh Bình), kể từ khi ổ dịch tả lợn Châu phi được phát hiện tại xã Yên Hưng từ ngày 30.3, đến nay dịch đã lây lan ra 9 xã khác của huyện Yên Mô với 185 con lợn phải tiêu hủy với tổng trọng lượng 12,7 tấn.
Anh Nguyễn Văn Chính (xã Yên Đồng, huyện Yên Mô) cho biết, gia đình anh có 12 con lợn thịt chuẩn bị xuất chuồng thì tự nhiên lăn đùng ra chết. Khi chính quyền địa phương và ngành chức năng đến kiểm tra thì xác định lợn bị mắc dịch tả lợn Châu Phi nên phải tiêu hủy toàn bộ.
“Đây không phải lần đầu tiên gia đình tôi có lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy. Nhìn đàn lợn sắp đến ngày xuất chuồng phải mang đi tiêu hủy hết thật đau xót” – anh Chính ngậm ngùi.
Người dân trên địa bàn (xã Yên Đồng, huyện yên Mo, Ninh Bình) chở lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi đi tiêu hủy theo quy định. Ảnh: Diệu Anh
Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Cao (xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) cho biết, sau một thời gian dịch tả lợn Châu Phi được kiểm soát, gia đình anh đã đầu tư tái đàn để chăn nuôi lại. Tuy nhiên, sau gần 3 tháng, khi đàn lợn sắp đến ngày xuất chuồng thì bỗng nhiên mắc dịch phải tiêu hủy hết.
“Sau nhiều lần phải tiêu hủy lợn do mắc dịch tả lợn Châu Phi vợ chồng tôi cũng nản, chuồng trại bỏ không.
Đầu năm 2023, thấy tình hình dịch có vẻ lắng xuống vợ chồng tôi vay mượn đầu tư tái đàn và chăn nuôi hơn 40 con lợn thịt. Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là xuất chuồng. Bỗng nhiên có một số con bỏ ăn và 2 ngày sau thì lăn đùng ra chết vậy là cả đàn phải tiêu hủy vì chính quyền và các ngành chức năng xác định đàn lợn nhà tôi bị mắc dịch tả lợn Châu Phi” – anh Cao cho hay.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình, tính đến ngày 5.5, toàn tỉnh Ninh Bình có 20 xã thuộc 6 huyện, thành phố có ổ dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã tái phát trở lại tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Đặc biệt là tại các huyện Yên Mô, Gia Viễn, Hoa Lư…
Hiện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình đang phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương nơi có dịch. Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp khoanh vùng, khống chế, nhanh chóng dập dịch tả lợn Châu Phi.
Các địa phương nơi có dịch, tiếp tục duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật và thành lập Hội đồng tiêu hủy với đầy đủ thành phần theo đúng quy định.
Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tập trung mọi nguồn lực của địa phương, huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và chủ hộ chăn nuôi tổ chức xử lý dứt điểm ổ dịch, để sớm khống chế, ngăn chặn, hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan và phát sinh ra diện rộng.
DIỆU ANH
Báo Lao Động
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- phòng Dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất