Sáng 6/9, tại Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp, thôn Khe Đồi, xã Quang Sơn (thành phố Tam Điệp), Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (DTS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức lễ khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh.
Trang trại chăn nuôi thông minh thuộc dự án “Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại.
Tới dự có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Ban quản lý dự án tại Việt Nam và Hàn Quốc; Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam; lãnh đạo Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Ninh Bình.
Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 7/2023, đến nay đã hoàn thành và đi vào hoạt động; tổng diện tích là 20 ha, gồm 5 hợp phần chính: Lắp đặt mô hình trình diễn trang trại thông minh (trong đó diện tích chuồng nuôi lợn nái là 216 m2, diện tích chuồng nuôi lợn thịt là 467 m2); phát triển hệ thống phần mềm điều hành trang trại thông minh; đào tạo, chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước quản trị dữ liệu, điều hành hệ thống trang trại; xây dựng báo cáo chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển trang trại và hợp phần xây dựng hệ sinh thái, thương hiệu sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường, quảng bá chia sẻ nội dung dự án.
Đại diện các đơn vị nhấn nút tượng trưng, chính thức khánh thành công trình Trang trại chăn nuôi thông minh.
Nguồn vốn đầu tư bằng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc với tổng kinh phí đầu tư 3,5 tỷ Won (tương đương 73 tỷ đồng), vốn đối ứng hơn 326.000 USD, tương đương hơn 7 tỷ đồng.
Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp là nơi lưu giữ các giống gốc và các dòng lợn ngoại có gen quý được chăm sóc bởi nguồn nhân lực phát triển và có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh theo chuỗi. Sau khi được chăm sóc kỹ lưỡng, mỗi năm xuất bán được khoảng 4,5 – 6 nghìn con lợn giống sinh sản và 18-20 nghìn con lợn thương phẩm.
Đồng thời, đây còn là chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương trực thuộc Viện Chăn Nuôi, với hệ thống hạ tầng chăn nuôi hiện đại, còn rất nhiều dư địa để phát triển về quy mô diện tích cũng như tiến hành các nghiên cứu, thử nghiệm khoa học mới.
Dự án hoàn thành giúp cung cấp thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng, tăng năng suất và thu nhập cho nông dân thông qua ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh theo chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời nâng cao năng lực trong chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, lưu thông hàng hóa và quản lý dữ liệu hệ thống cho cán bộ và người dân tham gia dự án.
Các đại biểu dự lễ khánh thành.
Trong bối cảnh các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh hoàn chỉnh với những ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vẫn chưa được đầu tư bài bản do chi phí cao, Dự án “Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam” được kỳ vọng sẽ tạo ra một mô hình sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch điển hình, có khả năng cạnh tranh cao, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng.
Tại lễ khánh thành, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam; lãnh đạo Ban quản lý dự án Hàn Quốc và lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã bấm nút chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động trang trại chăn nuôi thông minh.
Hồng Nhung-Thái Học
Báo Ninh Bình
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức họp Ban Thường vụ, đánh giá kết quả quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2025
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
Tin mới nhất
CN,06/04/2025
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
0379889599