Thời gian gần đây, hoạt động chăn nuôi quy mô trang trại dần chuyển hướng ra địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Tuy thị xã khuyến khích phát triển chăn nuôi, nhưng cũng hết sức thận trọng trong việc đảm bảo yếu tố môi trường, bền vững.
Chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ
Ninh Hòa từ lâu vốn nổi tiếng là vùng đất nuôi gà. Giống gà ri Ninh Hòa đã được đưa vào Bộ giống quốc gia, được người tiêu dùng đặc biệt ưa thích nhờ độ dai, ngọt đặc trưng. Tuy vậy, hoạt động chăn nuôi gà tại Ninh Hòa chủ yếu là nông hộ, nhỏ lẻ. Hiện nay, đàn gia cầm của Ninh Hòa có khoảng 960.000 con, chiếm 1/3 tổng đàn của cả tỉnh. Tuy nhiên, hình thức nuôi gà trang trại, trại lạnh quy mô hàng chục nghìn con mỗi trại ở Ninh Hòa lại không phổ biến như tại huyện Cam Lâm và TP. Cam Ranh.
Một trang trại chăn nuôi heo khép kín ở xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa.
Theo ông Võ Ngọc Lâm – Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Chi nhánh Khánh Hòa, hệ thống chăn nuôi gà gia công trên địa bàn Khánh Hòa có tổng đàn khoảng 300.000 con. Quy mô mỗi trại từ 10.000 đến 15.000 con. Các trại gà gia công CP chủ yếu nằm ở huyện Cam Lâm, Diên Khánh và Khánh Vĩnh; tại Ninh Hòa chưa có trang trại nào. Không chỉ hệ thống chăn nuôi gia công, mà nhìn chung, hoạt động chăn nuôi gia cầm ở Ninh Hòa cũng có phần nhỏ lẻ hơn so với các địa phương khác. Thống kê đến cuối năm 2019, tại Ninh Hòa có 4 cơ sở chăn nuôi gia cầm lớn, quy mô từ 4.000 đến 6.000 con. Ngoài ra, trên địa bàn có một số tổ liên kết như Tổ hợp tác nuôi gà nòi thương phẩm Ninh An quy mô hàng chục nghìn con. Nhưng nhìn chung, cơ sở chăn nuôi gà vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của địa phương.
Hoạt động chăn nuôi heo nơi đây cũng chưa lớn mạnh. Tính đến tháng 6-2020, thị xã có tổng đàn heo chưa đầy 28.000 con, chỉ chiếm khoảng 1/10 cả tỉnh. Trong số này, đàn heo chăn nuôi trong doanh nghiệp chỉ có tổng đàn khoảng 8.000 con, còn lại chủ yếu là nông hộ nuôi nhỏ lẻ và chưa bền vững.
Nhiều dự án chăn nuôi lớn
Từ đầu năm 2020 đến nay, thị xã Ninh Hòa đã nhận được khá nhiều đơn đề nghị triển khai dự án chăn nuôi heo quy mô lớn. Đặc điểm chung của các dự án này là mỗi trại có tới hàng nghìn con heo, số vốn đầu tư ban đầu hàng chục tỷ đồng với hình thức chăn nuôi khép kín, hiện đại. Chẳng hạn như tại xã Ninh Tây, một công ty chăn nuôi đang thực hiện các thủ tục để đầu tư xây dựng trại 2.400 con heo nái sinh sản tại thôn Buôn Đung. Trang trại xây dựng trên diện tích hơn 8,4ha theo hướng quy mô công nghiệp, hiện đại, có số vốn đầu tư lên tới 60 tỷ đồng. Hay như tại thôn 1, xã Ninh Thượng, một doanh nghiệp cũng đang thực hiện các bước để đầu tư trang trại chăn nuôi heo thịt quy mô 12.000 con trên diện tích hơn 9ha, tổng mức đầu tư 55 tỷ đồng. Cũng tại Ninh Thượng, một doanh nghiệp khác đang thực hiện các thủ tục đầu tư gần 38 tỷ đồng để xây dựng trại 600 con heo nái ngoại sinh sản khép kín.
Theo ông Võ Ngọc Lâm, qua tìm hiểu, một số xã cánh tây của Ninh Hòa như: Ninh Tây, Ninh Thượng, Ninh Sơn… tỏ ra phù hợp để phát triển chăn nuôi gà quy mô trang trại. Đơn vị sẽ tập trung tìm hiểu kỹ hơn về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khu vực này để tính toán đầu tư chăn nuôi gà tại đây.
Ông Lê Bá Thuận – Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa cho biết, địa phương định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, gắn với an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Trong đó, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi được chú trọng. Bên cạnh đó, các yêu cầu, đòi hỏi về việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn chăn nuôi cũng được quan tâm. Trước mắt, trong năm 2020, Ninh Hòa ổn định đàn heo 30.000 con, đàn gà 1 triệu con, từng bước dịch chuyển chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, giảm dần số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
Hồng Đăng
Nguồn: Báo Khánh Hòa
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Xã Ninh Thượng có thích hợp để nuôi gà đẻ trứng không ạ? Nuôi theo mô hình chuồng hở ạ, tư vấn giúp em 0368225877.