Sở KH&CN Ninh Thuận lập kế hoạch xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thịt cừu của tỉnh.
Theo thông tin từ Sở KH&CN Ninh Thuận, hiện tỉnh Ninh Thuận có đàn cừu gần 87 ngàn con, theo quy hoạch của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020 lên 190.000 con. Thịt cừu Ninh Thuận được người tiêu dùng trong cả nước ưa thích và tiêu thụ ngày càng nhiều. Phát triển nghề nuôi cừu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Xây dựng Chỉ dẫn địa lý là việc làm hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, giúp nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm đặc trưng của tỉnh, góp phần đưa thịt cừu đến các vùng miền trên cả nước, tạo tiền đề cho xuất khẩu.
Theo tiến sỹ Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở KH&CN Ninh Thuận, chủ nhiệm Dự án, Ninh Thuận có nhiều mặt hàng thực phẩm đặc thù, nhưng thịt cừu vẫn nổi trội hơn cả. Trải qua hàng trăm năm chọn lọc của tự nhiên, mới hình thành nên sản phẩm thịt cừu Ninh Thuận có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng nhiều nơi biết đến.
Việc “Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Ninh Thuận” cho sản phẩm thịt cừu” cùng với lập kế hoạch phát triển, quảng bá Chỉ dẫn địa lý là việc làm hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, giúp nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm đặc trưng của tỉnh, góp phần đưa thịt cừu đến với các vùng miền trên cả nước, tạo tiền đề cho xuất khẩu trong tương lai.
Trong quá trình thực hiện dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Ninh Thuận” cho sản phẩm thịt cừu, Sở KH&CN Ninh Thuận đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Hội Nông dân các xã tiến hành điều tra, thu tập thông tin liên quan tới vùng địa danh và uy tín, chất lượng của sản phẩm, đánh giá sơ bộ giá trị kinh tế cũng như xã hội sản phẩm thịt cừu Ninh Thuận; hiện trạng chăn nuôi và cung cấp thịt cừu. Trên cở sở các thông tin thu thập được, Sở KH&CN đã xây dựng các loại bản đồ xác định vùng Chỉ dẫn địa lý, phân tích chất lượng cho xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ đăng ký Chỉ dẫn địa lý.
Dự án tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích nông dân tham gia thành lập các nhóm, các HTX, chi hội và hiệp hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm, làm cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới vào phát triển sản xuất. Dự án cũng sẽ góp phần nâng cao danh tiếng, uy tín, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm thịt cừu Ninh Thuận trên thị trường; đồng thời, thiết lập được kênh tiêu thụ ổn định, đưa ngành nuôi cừu trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh.
Uyên Linh
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li> ul>
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất