Các biện pháp chế tài quyết liệt của cơ quan chức năng bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người chăn nuôi về vấn đề chất cấm.
Chuyên gia thú y tư vấn phương pháp chăn nuôi hiệu quả mà không dùng chất cấm
Tuy nhiên, để thực sự đẩy lùi được vấn nạn chất cấm, hành động cụ thể và kiên định của người chăn nuôi, các doanh nghiệp và cơ quan ban ngành mới chính là lời giải hiệu quả.
Người chăn nuôi: Không thỏa hiệp
“100.000 hộ chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm” là chương trình vận động, nhằm nâng cao nhận thức của các hộ chăn nuôi về việc tuyệt đối không sử dụng chất cấm thông qua các hoạt động như: phổ biến các quy định nhà nước về việc sử dụng chất cấm, kêu gọi ký cam kết không sử dụng chất cấm và tổ chức nhiều buổi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi để giúp bà con chăn nuôi hiệu quả và an toàn.
Đây là những hoạt động thiết thực hướng tới giải quyết vấn nạn chất cấm từ gốc rễ. Quan trọng nhất, chương trình này đã đáp ứng mong mỏi của các hộ chăn nuôi chân chính đồng thời góp phần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.
Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội chăn nuôi Việt Nam nhận xét: “Cấm thì dễ nhưng phải hướng dẫn người chăn nuôi kiến thức để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao thì mới giải quyết được vấn đề, để bà con tự giác không sử dụng chất cấm nữa”.
Nổi bật trong chuỗi hoạt động là các lớp hội thảo tập huấn nhằm trang bị cho bà con kiến thức về chăn nuôi sạch, giúp tăng tỷ lệ nạc heo an toàn bằng cách lai tạo giống phù hợp, chăm sóc và dinh dưỡng tốt. Theo các chuyên gia, áp dụng tốt các kiến thức này sẽ giúp bà con thu được hiệu quả kinh tế cao và yên tâm để làm giàu chân chính, qua đó góp phần xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững.
Ngoài ra, việc ký cam kết không sử dụng chất cấm của mỗi hộ chăn nuôi là hành động thể hiện quyết tâm không “thỏa hiệp” với sai phạm, góp phần đẩy lùi triệt để vấn nạn chất cấm. Từ đó, mỗi người chăn nuôi trở thành nhịp cầu để lan tỏa ý nghĩa của chương trình đến hàng triệu hộ chăn nuôi khắp cả nước.
Nỗ lực của doanh nghiệp
Trong chương trình vận động “100.000 hộ chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm” không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức còn là sự đồng lòng của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu, tiêu biểu là Anco và Proconco thuộc tập đoàn Masan Nutri-Science.
Anco và Proconco tiên phong đồng hành cùng các cơ quan quản lý nhà nước, hộ chăn nuôi và người tiêu dùng trong cuộc chiến chống chất cấm bằng việc sản phẩm của công ty không có chất cấm, thông qua quy trình kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng cám từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.
Kể từ đầu tháng 4/2016, tất cả sản phẩm của Anco và Proconco đều được in tem “không chất cấm” lên bao bì như một sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm an toàn cho người chăn nuôi.
Bên cạnh đó, Anco và Proconco luôn không ngừng cải tiến chất lượng và cho ra đời các sản phẩm mới như cám có bổ sung hệ men tiêu hóa Bio-zeem hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch nên giúp heo khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Cụ thể là người chăn nuôi dùng cám có Bio-zeem tiết kiệm đến 6% lượng thức ăn và heo xuất chuồng sớm hơn đến 12 ngày so với khi dùng cám thông thường.
Từ ngày 20/4 đến 30/9, 10 hội thảo chuyên đề với quy mô khoảng 500 hộ chăn nuôi, mỗi hội thảo kết hợp vận động bà con ký cam kết không sử dụng chất cấm hoặc cám có chất cấm sẽ được tổ chức tại các địa phương chăn nuôi heo trọng điểm trên cả nước như Đồng Nai, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên… Bà con có thể liên hệ với hội chăn nuôi địa phương, các đại lý của Anco và Proconco để tìm hiểu thêm.
P.V
(Theo Báo Nông Nghiệp)
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất