Nói không với chất cấm trong chăn nuôi: Biến nhận thức thành hành động - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Nói không với chất cấm trong chăn nuôi: Biến nhận thức thành hành động

    Các biện pháp chế tài quyết liệt của cơ quan chức năng bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người chăn nuôi về vấn đề chất cấm.

    1_211262

    Chuyên gia thú y tư vấn phương pháp chăn nuôi hiệu quả mà không dùng chất cấm

    Tuy nhiên, để thực sự đẩy lùi được vấn nạn chất cấm, hành động cụ thể và kiên định của người chăn nuôi, các doanh nghiệp và cơ quan ban ngành mới chính là lời giải hiệu quả.

    Người chăn nuôi: Không thỏa hiệp

    “100.000 hộ chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm” là chương trình vận động, nhằm nâng cao nhận thức của các hộ chăn nuôi về việc tuyệt đối không sử dụng chất cấm thông qua các hoạt động như: phổ biến các quy định nhà nước về việc sử dụng chất cấm, kêu gọi ký cam kết không sử dụng chất cấm và tổ chức nhiều buổi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi để giúp bà con chăn nuôi hiệu quả và an toàn.

    Đây là những hoạt động thiết thực hướng tới giải quyết vấn nạn chất cấm từ gốc rễ. Quan trọng nhất, chương trình này đã đáp ứng mong mỏi của các hộ chăn nuôi chân chính đồng thời góp phần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.

    Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội chăn nuôi Việt Nam nhận xét: “Cấm thì dễ nhưng phải hướng dẫn người chăn nuôi kiến thức để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao thì mới giải quyết được vấn đề, để bà con tự giác không sử dụng chất cấm nữa”.

    Nổi bật trong chuỗi hoạt động là các lớp hội thảo tập huấn nhằm trang bị cho bà con kiến thức về chăn nuôi sạch, giúp tăng tỷ lệ nạc heo an toàn bằng cách lai tạo giống phù hợp, chăm sóc và dinh dưỡng tốt. Theo các chuyên gia, áp dụng tốt các kiến thức này sẽ giúp bà con thu được hiệu quả kinh tế cao và yên tâm để làm giàu chân chính, qua đó góp phần xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững.

    Ngoài ra, việc ký cam kết không sử dụng chất cấm của mỗi hộ chăn nuôi là hành động thể hiện quyết tâm không “thỏa hiệp” với sai phạm, góp phần đẩy lùi triệt để vấn nạn chất cấm. Từ đó, mỗi người chăn nuôi trở thành nhịp cầu để lan tỏa ý nghĩa của chương trình đến hàng triệu hộ chăn nuôi khắp cả nước.

    Nỗ lực của doanh nghiệp

    Trong chương trình vận động “100.000 hộ chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm” không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức còn là sự đồng lòng của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu, tiêu biểu là Anco và Proconco thuộc tập đoàn Masan Nutri-Science.

    Anco và Proconco tiên phong đồng hành cùng các cơ quan quản lý nhà nước, hộ chăn nuôi và người tiêu dùng trong cuộc chiến chống chất cấm bằng việc sản phẩm của công ty không có chất cấm, thông qua quy trình kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng cám từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.

    Kể từ đầu tháng 4/2016, tất cả sản phẩm của Anco và Proconco đều được in tem “không chất cấm” lên bao bì như một sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm an toàn cho người chăn nuôi.

    Bên cạnh đó, Anco và Proconco luôn không ngừng cải tiến chất lượng và cho ra đời các sản phẩm mới như cám có bổ sung hệ men tiêu hóa Bio-zeem hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch nên giúp heo khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

    Cụ thể là người chăn nuôi dùng cám có Bio-zeem tiết kiệm đến 6% lượng thức ăn và heo xuất chuồng sớm hơn đến 12 ngày so với khi dùng cám thông thường.

    Từ ngày 20/4 đến 30/9, 10 hội thảo chuyên đề với quy mô khoảng 500 hộ chăn nuôi, mỗi hội thảo kết hợp vận động bà con ký cam kết không sử dụng chất cấm hoặc cám có chất cấm sẽ được tổ chức tại các địa phương chăn nuôi heo trọng điểm trên cả nước như Đồng Nai, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên… Bà con có thể liên hệ với hội chăn nuôi địa phương, các đại lý của Anco và Proconco để tìm hiểu thêm.

    P.V

    (Theo Báo Nông Nghiệp)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.