Công ty TNHH Vương Gia Hưng Thịnh (P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) là một trong số ít doanh nghiệp tư nhân xây dựng được chuỗi sản xuất khép kín từ chăn nuôi đến chế biến sản phẩm trứng cút ăn liền xuất khẩu vào thị trường khó tính Nhật Bản với sản lượng lớn.
Ông Phạm Văn Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Vương Gia Hưng Thịnh (P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) giới thiệu sản phẩm trứng cút ăn liền đạt chuẩn thị trường xuất khẩu
Chủ doanh nghiệp và chủ trang trại nuôi chim cút có quy mô lớn nhất Việt Nam này là anh Phạm Văn Thịnh, người luôn tự hào cái gốc nông dân sản xuất giỏi chính là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đi nhanh và đi xa khi bước vào hội nhập.
Trang trại nuôi cút lớn nhất Việt Nam
Anh Thịnh nhớ lại, gần 30 năm trước, P.Hố Nai (TP.Biên Hòa) phát triển rất mạnh nghề nuôi chim cút. Gia đình anh là một trong những hộ nuôi chim cút đầu tiên tại địa phương. Vì mê cái nghề này nên từ khi còn là học sinh, anh đã tự chịu trách nhiệm mọi khâu từ đi mua nguyên liệu về tự xay, trộn thức ăn, rửa từng cái máng ăn cho đến dọn chuồng. Anh Thịnh tự hào: “Tuy chỉ hơn 40 tuổi nhưng tôi có gần 30 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi chim cút lấy trứng vì từ hồi học cấp 1 tôi đã phụ anh trai trông nom trại nuôi chim cút. Đến khi học lớp 7, tôi đã tự nuôi đàn chim cút đầu tiên với quy mô 5 ngàn con rồi thành cái nghiệp gắn bó đến nay”.
Anh Thịnh đã trải qua cả hành trình dài học và trả giá để có thể trở thành chuyên gia trong nghề nuôi chim cút. Khó khăn nhất là đợt dịch cúm gia cầm xảy ra vào năm 2003 khiến nhiều nông dân mất trắng trại cút. Sau đó, theo quy định mới, các trại chăn nuôi phải di dời ra khỏi địa bàn dân cư.
Thời điểm đó, rất nhiều nông dân nuôi cút lâu năm ở vùng này bỏ nghề vì vấp phải nhiều khó khăn, anh Thịnh lại kiên trì tìm vùng đất mới để khôi phục lại trại nuôi cút. Anh dời trại về xã Tân An, H.Vĩnh Cửu với quy mô đàn chỉ còn khoảng 30-40 ngàn con, nhỏ hơn rất nhiều so với đàn nuôi anh đã gầy dựng được trước đó nhưng anh lại tự đặt ra bài toán phải tìm giải pháp nuôi chim cút an toàn dịch bệnh bằng hệ thống chuồng lạnh, khép kín.
Anh kiên trì suốt 5 năm để hoàn thiện hệ thống nuôi chim cút trại lạnh, khép kín đảm bảo an toàn dịch bệnh và gầy dựng tổng đàn cút lên quy mô khoảng 200 ngàn con. Khi hoàn chỉnh được quy trình nuôi cút công nghiệp trong hệ thống chuồng lạnh, anh lại quyết định di dời trại nuôi lần thứ 3 về khu vực trại nuôi có diện tích rộng khoảng 3,5ha xã Thiện Tân, H.Vĩnh Cửu như ngày nay. Anh lại mất thêm 7 năm đầu tư hệ thống trại mới, nâng dần tổng đàn lên quy mô 450 ngàn con, là trang trại có tổng đàn cút lớn nhất Việt Nam với hệ thống chuồng lạnh, khép kín. Ngoài ra, anh còn hợp tác với các hộ, cơ sở nuôi chim cút trên địa bàn tỉnh, trung bình bao tiêu được 750 ngàn trứng cút/ngày.
Anh nông dân nhiều sáng tạo
Suốt hàng chục năm trời gắn bó với nghề nuôi chim cút cũng là hành trình anh Thịnh kiên trì không ngừng học hỏi, trao dồi kinh nghiệm. Anh tự mày mò nghiên cứu ra công thức thức ăn nuôi không có chất kháng sinh để đặt hàng trực tiếp từ nhà máy đến việc cải tiến, thiết kế chuyển hệ thống lồng nuôi chim cút từ gỗ sang lồng sắt và inox đến hoàn thiện hệ thống chuồng trại lạnh nuôi chim cút đảm bảo an toàn dịch bệnh. Bản thân anh Thịnh có cả kho kiến thức vàng trong nghề nuôi chim cút, trở thành chuyên gia hướng dẫn cho những trại nuôi mới từ kỹ thuật thiết kế chuồng trại, cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi, quy trình làm giống đến khâu chăm sóc.
Tuy tập trung rất nhiều tâm huyết đầu tư vào chăn nuôi nhưng anh Thịnh cũng không xem nhẹ việc đầu tư, phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của trang trại. Anh Thịnh so sánh: “Nuôi được con chim cút đã khó nhưng bán được sản phẩm mình làm ra càng khó hơn. Có những thời điểm, nhiều trại phá sản, bỏ nghề vì trứng rớt giá vẫn không bán được, hàng tồn phải đổ bỏ. Chính vì vậy, ngay từ khi đầu tư vào chăn nuôi tôi luôn trăn trở về bài toán tiêu thụ, nhất là đầu tư vào chế biến để xuất khẩu”.
Ngay từ khi nuôi với quy mô nhỏ, anh Thịnh đã không tiếc công chở vài ngàn trứng cút bằng xe máy đi bỏ mối cho các bạn hàng khắp nơi, trong đó có thị trường TP.Hồ Chí Minh. Bạn hàng nhiều lên, anh đầu tư chiếc xe tải đầu tiên rồi tăng thêm thành cả đội xe để chở hàng bỏ mối đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước; cung cấp vào hệ thống các siêu thị lớn.
Khi đã làm chủ được thị trường trong nước, anh Thịnh lại bỏ tiền, bỏ công đi khắp nơi, thậm chí ra nước ngoài để học công nghệ hiện đại trong chế biến trứng ăn liền cung cấp cho thị trường xuất khẩu. Năm 2018, Công ty TNHH Vương Gia Hưng Thịnh đi vào hoạt động. Anh Thịnh chia sẻ: “Làm nông dân rồi mở doanh nghiệp chế biến đã luyện cho tôi đức tính kiên trì, nhất là khi làm việc với đối tác Nhật Bản. Vì chỉ một chi tiết nhỏ như xử lý để trái trứng ăn liền khi cắt ra lớp ngoài cùng của phần lòng đỏ trứng không bị sẫm màu hơn tôi mất cả năm trời nghiên cứu giải pháp xử lý”.
Tuy nhiên, theo anh Thịnh, điều đầu tiên và quan trọng nhất để anh thuyết phục được khách hàng đến từ các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, Úc là doanh nghiệp đảm bảo được cả về quy mô và chất lượng nguồn nguyên liệu, đặc biệt là không sử dụng chất kháng sinh trong chăn nuôi.
Anh Thịnh khẳng định: “Tôi luôn xác định thế mạnh của mình là giàu kinh nghiệm chăn nuôi, tổ chức được nguồn nguyên liệu lớn, đạt tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy, dù có trở thành doanh nhân nhưng tôi vẫn giữ đúng chất nông dân, luôn theo sát mọi hoạt động chăn nuôi, chế biến để mỗi trái trứng đến tay người tiêu dùng đều được đảm bảo về chất lượng. Đây cũng là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp tiếp tục đi xa, đi nhanh hơn nữa trong tương lai”.
Theo anh Phạm Văn Thịnh, dự kiến năm 2023, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng trứng cút ăn liền sang thị trường Mỹ, Úc. Theo đó, doanh nghiệp đang mở rộng liên kết với các trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh với mục tiêu tăng sản lượng thêm 500 ngàn trứng/ngày để đáp ứng xuất khẩu vào các thị trường mới.
Phan Anh
Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai
- vua trứng cút li>
- trứng cút li>
- xuất khẩu trứng cút li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất