Trích cồ là loài chim hoang dã quý hiếm, có màu sắc đẹp, dễ nuôi và được thị trường ưa chuộng. Chỉ với 2 con giống ban đầu gầy nuôi sinh sản, đến nay, ông Trần Văn Nam (63 tuổi, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã có trên 30 con đang ở lứa sinh sản, cho ông thu nhập trên 20 triệu đồng/năm.
Bà Phạm Thị My (vợ ông Trần Văn Nam) cho chim trích cồ ăn. Ảnh: M.L
Năm 2013, ông Nam được người con trai ở Kiên Giang tặng cho 2 con chim trích cồ nuôi làm cảnh. Thấy trích cồ dễ nuôi, dễ chăm sóc lại có giá bán cao nên ông Nam tìm hiểu trên mạng và sách báo cách nuôi chim sinh sản. Sau đó, ông Nam gây giống loại chim này.
Chim trích cồ dễ nuôi, khi nuôi quen thì thả rông như gà, vịt. Trích cồ được nuôi làm cảnh, làm con mồi đi bẫy, ăn thịt hoặc để giữ nhà như chó. Mỗi năm trích cồ đẻ ba đợt (khoảng thời gian từ tháng 4 – 6), trung bình mỗi đợt đẻ từ 2 – 4 trứng, sau 1 tháng có thể bán với giá 500.000 đồng/cặp chim. Đối với con lớn, sau 6 tháng nuôi, lông chim trổ màu xanh và được bán với giá 1 – 1,5 triệu đồng/con.
Ông Nam cho biết: “Nuôi trích cồ khó nhất là giai đoạn mới nở, lúc đó phải mớm mồi cho chim non, qua 15 ngày chim cứng cáp mới có thể tập cho ăn theo chim lớn. Trích cồ có sức đề kháng cao, dễ nuôi. Chim có thể ăn thịt cá, lúa, rau củ quả các loại nên không tốn nhiều chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc. Nhiều người đến hỏi mua con giống nhưng tôi từ chối vì không còn giống để bán. Nếu tôi có điều kiện đầu tư nuôi số lượng lớn thì nguồn lợi từ trích cồ sẽ đem lại khá cao”.
So với các loài chim hoang dã khác, trích cồ chỉ có thể sinh sản trong không gian rộng rãi có nhiều cây cối (giống như thiên nhiên), có ao nước. Nếu nuôi nhốt trong môi trường chật hẹp, trích cồ sẽ khó sinh sản. Còn nếu nuôi làm cảnh thì có thể nuôi nhốt hoặc thả rông. Do vậy, cần phải nghiên cứu đặc tính của chim để tránh tình trạng nuôi không hiệu quả và không nên nuôi ồ ạt, tự phát để tránh tình trạng không có đầu ra.
Minh Luân
Nguồn: Báo Bạc Liêu
- nuôi chim trĩ li>
- Nuôi chim trích cồ li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Nuôi chim bồ câu Pháp tạo thu nhập cho nông dân địa phương
- Nuôi gà sao an toàn sinh học hiệu quả cao
Tin mới nhất
T3,19/11/2024
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Tôi càn mua một đôi chim Rich cồ nhưng tôi ở Hà nội làm ơn điện vào zalo máy 0913211370