Trong khi giá lợn, trâu bò và gà lao dốc, dê thịt vẫn ổn định. Thịt dê trở thành món ăn quen thuộc trong các buổi tiệc từ thành thị đến nông thôn. Điều đó đã kích cầu, giúp nhà nông lãi lớn từ loài vật nuôi này.
Mỗi con lãi 2 triệu đồng
Từng có câu “ăn thịt dê, kê tiền trước” để nói rằng, giá thịt dê quá cao so với thu nhập đại bộ phận người dân, đặc biệt là người dân nông thôn. Còn tại thời điểm hiện nay, với giá dê thịt hơi dao động từ 120 – 160 nghìn đồng/kg (tùy dê cái, dê đực), không những người dân được sử dụng nhiều hơn những món ăn bổ dưỡng này mà người nuôi vẫn có lãi.
Dê là vật nuôi thoát nghèo và làm giàu ở Nghệ An
Nắm bắt được nhu cầu đó, vài năm lại đây, nhiều người dân các huyện miền núi, trung du Nghệ An đã đầu tư để nuôi loại con đặc sản này. Dê không những là vật nuôi thoát nghèo mà còn giúp nông dân làm giàu. Nhà nhiều thì nuôi 50 – 70 con, nhà ít nuôi vài ba con. Tính ra, nuôi dê lãi hơn nhiều so với các loại vật nuôi khác, nhanh thu hồi vốn, không sợ ế hàng. Theo những người nuôi lâu năm, dê không khó nuôi nhưng mẫn cảm với thời tiết, người nuôi cần cẩn thận, chịu khó, nhất là trong những thời điểm thay đổi thời tiết.
Ở địa bàn miền núi, nguồn thức ăn từ lá cây tự nhiên dễ kiếm, người nuôi hoặc cắt về cho dê ăn hoặc nuôi chăn thả, thi thoảng bổ sung thêm ngũ cốc để tăng nhanh trọng lượng cho dê. Ở trung du và đồng bằng, hình thức nuôi nhốt, bán chăn thả cũng đem lại lợi nhuận cao. Không những người trẻ mà người cao tuổi cũng có hứng thú với loại vật nuôi này.
Theo tìm hiểu của PV, tại xóm Yên Hồng, xã Thanh Yên (huyện Thanh Chương) có nhiều gia đình đầu tư chăn nuôi dê cho thu nhập ổn định. Hiện cả xóm có trên 500 con dê cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Nguồn thức ăn của dê đa dạng, dễ kiếm
Dù năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng bà Nguyễn Thị Khát ở xóm Yên Hồng, xã Thanh Yên vẫn chăm sóc đàn dê trên 20 con. Bà Khát cho biết đã từng nuôi nhiều con vật nhưng con dê cho thu nhập cao nhất, chỉ mất ít vốn ban đầu khi mua dê giống. Nguồn thức ăn của dê đa dạng, từ cỏ, lá các loại như như xoan, mít, chuối, sung. Đây là những loại cây rất sẵn ở các vùng nông thôn. Giá dê thương phẩm tương đối ổn định, từ 120 – 160 nghìn đồng/kg, bình quân mỗi yến (10kg) lãi ròng 600 – 700 nghìn đồng, sau 5 tháng, mỗi con dê lãi gần 2 triệu đồng.
Cũng như bà Khát, ông Bùi Văn Ngọ – một cựu chiến binh ngoài 70 tuổi có đàn dê nhiều nhất xóm. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 30 con, có thời điểm trên 50 con.
“Nuôi dê cần siêng năng chứ không tốn nhiều vốn. Muốn dê mau lớn đỡ bệnh tật, ngoài việc phải cho ăn thức ăn sạch, khô nước, tránh chăn thả vào lúc trời mưa, thi thoảng cho ăn một ít ngô lúa để dê tăng sức đề kháng và chóng lớn. Dê thường hay bị chướng bụng, bại liệt và một số bệnh lây nhiễm như long móng, lở mồm. Những lúc dê bị bệnh cần tách đàn và kiên trì chăm sóc. Chủ yếu bà con vẫn dùng một số loại thuốc Nam để chữa bệnh cho dê. Dê được bán tại chuồng chứ không phải đi chợ. Nhờ nuôi dê mà tôi đã tiết kiệm xây dựng được nhà cửa đàng hoàng”, ông Ngọ chia sẻ.
Tiến tới chăn nuôi hàng hóa
Ông Bùi Kim Nam, xóm trưởng xóm Yên Hồng cho biết: “Yên Hồng là xóm nhỏ có trên 100 hộ dân, ở sát bãi sông Lam có diện tích đồng cỏ lớn. Từ khi có phong trào nuôi dê ngoài đồng cỏ tự nhiên bà con đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cỏ voi”.
Từ một số hộ dân nuôi dê ban đầu theo chương trình hỗ trợ con giống của Hội Cựu chiến binh, đến nay, cả xóm đã có trên 80% hộ nuôi dê với tổng trên 500 con, bình quân mỗi hộ 5 con, nhiều hộ có từ 20 – 40 con, có thời điểm trên 50 con. Đây là nguồn thu nhập chính của người dân, mỗi năm cả xóm thu thêm được vài tỷ đồng.
Khách đến mua dê tận chuồng
Cũng theo ông Nam, trước đây, bà con chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh nên phong trào chăn nuôi dê trên địa bàn chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá. Những năm gần đây, huyện huyện Thanh Chương xác định việc phát triển chăn nuôi dê là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để giảm nghèo ở địa phương và giao cho tổ chức Hội CCB triển khai thực hiện. Bên cạnh việc giúp nguồn vốn, huyện đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thú y và bà con cách phòng bệnh nên đàn dê đã phát triển nhanh hơn. Tại xã Thanh Yên, phong trào nuôi dê từ xóm Yên Hồng đã phát triển ra toàn xã.
Theo ông Lê Hồng Long, Chủ tịch UBND xã Thanh Yên, hiện tất cả các xóm đều có người nuôi dê, toàn xã có trên 2.000 con. Trong bối cảnh giá thịt lợn và trâu bò giảm mạnh thì dê vẫn là loại đặc sản giữ được giá. Dê thực sự là vật nuôi xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giả.
Theo tìm hiểu của PV, đàn dê cỏ ở Nghệ An chủ yếu là giống dê cỏ địa phương, trọng lượng xuất thịt thường dao động từ 20 – 30kg, tuy chậm lớn nhưng thịt săn chắc, thơm ngon, bán được giá, không sợ lỗ. Nông dân lâu nay vẫn ít nuôi các giống dê lai như Bách thảo. Đây là giống dê tăng trọng nhanh, trọng lượng lớn nhưng tỷ lệ mỡ cao, người tiêu dùng kén mua.
Cũng nhờ nuôi dê phát triển, nhiều người dân ở Thanh Chương đã trở thành những “đầu nậu” chuyên thu mua dê về bán lại, ăn chênh lệch giá. Nhiều người ăn nên làm ra nhờ “buôn ngồi”, “buôn đứng” dê thịt, dê giống.
Nhiều hộ đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi dê
Văn Dũng
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
Theo các tài liệu khoa học, dê cỏ địa phương thành thục sớm, tuổi phối giống lần đầu 6 – 7 tháng, đẻ 1,4 lứa/năm, bình quân 1,3 con/lứa. Dê cái mang thai trung bình 145 – 155 ngày là đẻ. Dê con lúc mới đẻ đến lúc cai sữa mất 3 tháng. Dê cỏ địa phương có chất lượng thịt thơm ngon, sinh sản nhanh, giá bán cao nên được khách hàng và người nuôi ưa chuộng.
- chăn nuôi dê li> ul>
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Nuôi chim bồ câu Pháp tạo thu nhập cho nông dân địa phương
- Nuôi gà sao an toàn sinh học hiệu quả cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất