Nuôi gà đen trên đỉnh Nàn Sín - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Nuôi gà đen trên đỉnh Nàn Sín

    Gà bản địa có đặc điểm phù hợp với khí hậu, thời tiết Nàn Sín (Si Ma Cai, Lào Cai) nên thịt chắc, ngọt, được thị trường ưa chuộng. Đây cũng là giống gà bản địa chỉ người Mông mới biết cách nhân giống.

     

    Vượt con đường quanh co với nhiều đoạn cấp phối lổn nhổn đá, chúng tôi đã đặt chân đến thôn Nàn Sín, xã Nàn Sín (huyện Si Ma Cai). Kiểu khí hậu ở đây như một Sa Pa thu nhỏ với 4 mùa rõ rệt trong 1 ngày. Thôn Nàn Sín có 100% hộ là đồng bào Mông, kinh tế chủ yếu là trồng ngô.

     

    Cách trung tâm thôn không xa là một vùng đất khá rộng lớn, bằng phẳng. Vị trí đó được chị Lý Thị Sống nhận thấy tiềm năng nên đầu tư phát triển chăn nuôi. Chị dùng dây thép gai quây toàn bộ 6 ha đất để làm trang trại chăn nuôi, chủ yếu là nuôi gà đen bản địa.

    Gà bản địa có đặc điểm phù hợp với khí hậu ở Nàn Sín, thịt chắc, ngọt, được thị trường ưa chuộng, có giá bán khoảng 170.000 đồng/kg, cao gấp 1,6 lần giá gà thông thường. Đây cũng là giống gà đặc sản mà chỉ đồng bào Mông mới biết cách nhân giống, chăm sóc.

     

    Với 6 ha đất, chị Sống chia thành các khu chăn nuôi lợn, gà, trồng cây ăn quả. Riêng với gà đen bản địa, chị muốn tự gây giống nên đã đầu tư máy ấp và đến từng hộ nuôi gà bản địa ở Nàn Sín để mua gom trứng. Sau thời gian tự gây đàn, năm 2021 chị đã có đàn gà 250 con và đang tiếp tục được nhân lên.

     

    Chị Sống cho biết: Giống gà bản địa vốn quen với khí hậu ở Nàn Sín nên không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cầu kỳ. Chỉ cần thả gà trên diện tích rộng, chúng sẽ tự kiếm thức ăn và được vận động. Tuy nhiên, phải chú ý cách phòng bệnh cho giống gà này, nhất là tiêm phòng. Gà đen muốn đạt chất lượng thịt tốt nhất thì phải nuôi khoảng 8 tháng trở lên, gà đạt 3 – 3,5 kg thì xuất chuồng. Do tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và các loại ngô, thóc do gia đình tự trồng nên chi phí đầu tư cho thức ăn của gà giảm đáng kể giúp chị Sống có lãi nhiều hơn. Năm 2022, chị thu khoảng 100 triệu đồng từ đàn gà đen bản địa.

     

    Anh Ly A Quẩy, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Nàn Sín cho biết: Mặc dù điều kiện còn khó khăn nhưng thời gian qua, trên địa bàn xã đã xuất hiện những mô hình phát triển kinh tế của đoàn viên, thanh niên. Trong đó, mô hình nuôi gà đen bản địa của chị Lý Thị Sống có sức lan tỏa, cổ vũ tinh thần dám nghĩ, dám làm, bám bản làm giàu của thanh niên vùng cao Nàn Sín.

     

    Vân Thảo

    Nguồn tin: Báo Lào Cai

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.