Vài năm nay, nghề nuôi gà Đông Tảo đã xuất hiện tại BR – VT và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là lứa cung cấp cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán. Năm nay, ngoài các hộ nuôi nhỏ lẻ, mô hình trang trại nuôi quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại đã xuất hiện.
Ông Nguyễn Văn Thành (ấp Thạnh Sơn 2A, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) nuôi gà Đông Tảo từ năm 2013. Theo ông Thành, gà Đông Tảo có vẻ ngoài đẹp, thịt ngon, được nhiều người chọn làm quà biếu nên bán rất chạy vào dịp Tết. Do đó, từ đầu năm, khoảng tháng 2, tháng 3 Âm lịch, ông đã nhập con giống về nuôi cho vụ Tết. Sau khoảng 9 tháng, gà đạt trọng lượng từ 4kg trở lên là có thể xuất chuồng. “Giá gà xuất chuồng hiện nay khoảng 350.000 đồng/kg (gà trống) và 300.000 đồng/kg (gà mái). Riêng những cặp gà trống – mái đẹp, nhất là có chân lớn, đường kính khoảng 4cm không bán theo cân nặng, mà bán theo cặp, giá từ 5-10 triệu đồng/cặp”, ông Thành nói. Lứa gà Tết Đinh Dậu, ông Thành nuôi 200 con gà Đông Tảo, thu lãi gần 70 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo ông Thành, khoảng 3 năm trở lại đây, số lượng người nuôi gà Đông Tảo tăng lên đáng kể nên mặt hàng này không còn khan hiếm như trước. Bên cạnh đó, năm 2017, giá thịt heo giảm mạnh đã ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi nói chung. “Năm nay, tôi đã giảm số lượng nuôi chỉ còn 100 con và tập trung chăm sóc để nâng cao chất lượng thịt, tăng giá thành sản phẩm”, ông Thành thông tin thêm.
Ông Lê Văn Áng (thôn Suối Tre, xã Châu Pha, huyện Tân Thành) cho biết, Tết năm ngoái, ông nuôi gần 1.000 con gà Đông Tảo, thu lãi khoảng 250 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay do lo ngại thị trường tiêu thụ, ông cũng giảm số lượng nuôi chỉ còn 500 con. Thay vào đó, ông Áng xây dựng quy trình nuôi gà sạch để nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ông cho biết: “Tôi đã xây dựng hệ thống chuồng trại với mật độ 1,5m2/con. Tôi chỉ cho gà ăn thức ăn tự nhiên như: thóc ngâm trộn rau muống, cám gạo và bổ sung một số loại cá nhằm cung cấp canxi cho gà. Hiện nay, tôi đang trong quá trình đăng ký chứng nhận VietGAP cho sản phẩm gà Đông Tảo”.
Ông Lê Văn Áng chăm sóc đàn gà Đông Tảo của gia đình.
Bên cạnh những hộ nuôi nhỏ lẻ, một số trang trại nuôi gà Đông Tảo với số lượng lớn, quy mô hàng ngàn con cũng đã xuất hiện. Năm 2014, ông Nguyễn Tiến Đạt (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền) bắt đầu nuôi thử nghiệm gà Đông Tảo. Hiện nay, ông đã tăng quy mô đàn gà lên 2.000 con, trung bình mỗi tháng xuất ra thị trường 200-250 con. Nhận thấy chi phí mua gà giống cao (200-250 ngàn đồng/con 1 tháng tuổi), ông Đạt đã cùng bạn mình là kỹ sư nông nghiệp nghiên cứu áp dụng quy trình thụ tinh nhân tạo cho gà. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên đến 70%. “Trước đây, chỉ riêng tiền giống đã chiếm đến gần 30% chi phí nuôi gà Đông Tảo. Từ khi áp dụng thành công quy trình thụ tinh nhân tạo, trang trại nhà tôi vừa tiết kiệm được khoảng 400 triệu đồng/năm tiền gà giống, đồng thời còn cung cấp 1.000 con giống/năm cho thị trường. Năm 2017, trang trại của tôi thu lãi hơn 650 triệu đồng”, ông Đạt nói.
Kỹ sư tại trại gà Đông Tảo của ông Nguyễn Tiến Đạt (huyện Long Điền) thụ tinh nhân tạo cho gà bằng cách tiêm trực tiếp hỗn hợp tinh trùng của gà trống và dung môi vào gà mái.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, gà Đông Tảo của các cơ sở chăn nuôi ở BR-VT chủ yếu được tiêu thụ tại một số nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh và một số ít tại TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Hiện nay, số hộ nuôi gà Đông Tảo trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh, đạt gần 130 hộ. Do đó, nguồn cung loại gà đặc sản này đã dồi dào hơn, nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Dù vậy, tiềm năng phát triển thị trường gà Đông Tảo vẫn rất lớn. Do đó, nông dân cần xây dựng quy trình nuôi gà sạch, chất lượng cao để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Đồng thời, cần khảo sát nhu cầu của thị trường trước khi nuôi, tránh phát triển đàn ồ ạt dẫn đến dư thừa nguồn cung và mất giá.
Quang Vinh
Nguồn: Báo Bà Rịa Vũng Tàu
- gà đông tảo li>
- chăn nuôi gà li>
- nuôi gà đông tảo li> ul>
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất