Anh Thái Vũ Sơn, 46 tuổi, ngụ Tổ nhân dân tự quản số 18, ấp Phước Thới, xã Phước Ngãi (Ba Tri, tỉnh Bến Tre) có thu nhập ổn định (hơn 100 triệu đồng/lứa) nhờ nuôi gà gia công trong “trại lạnh” cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (gọi tắt Công ty CP).
Anh Thái Vũ Sơn bên đàn gà CP02 nuôi gia công trong “trại lạnh”.
Trước kia, anh Thái Vũ Sơn chuyên gia công nuôi gà cho Công ty CP trong “trại hở”, có lợi nhuận nhưng không bằng “trại lạnh”. Hiện tại, anh Sơn đang gia công nuôi 16 ngàn con gà CP02 cho Công ty CP trong “trại lạnh”. Với 3 vụ/năm, thời gian nghỉ chuồng hơn 1 tháng khoảng cách giữa 2 vụ nuôi. Không gian “trại lạnh” tầm 1.000m2 và diện tích xung quanh để anh Sơn chứa thức ăn, cân gà thu hoạch. Trung bình, anh Sơn thu lợi nhuận từ công việc nhận gia công nuôi gà CP02 khoảng 10 ngàn đồng/con.
Anh Sơn đầu tư xây dựng chuồng trại và không gian xung quanh cũng như vật tư, trang thiết bị cho “trại lạnh” nuôi gia công gà CP02 hơn 1 tỷ đồng. Trong việc gia công nuôi gà, mọi thứ từ con giống, kỹ thuật chăn nuôi đến nhân viên thú y đều do Công ty CP phụ trách. Người nhận nuôi gia công chỉ tốn chi phí xây dựng “trại lạnh” cũng như những công trình phụ thuộc và liên quan “trại lạnh”, công chăm sóc vật nuôi.
Công ty CP xây dựng lịch chăn nuôi gửi chi tiết và cụ thể cho người nuôi gia công. Phân công nhân viên kỹ thuật luôn đồng hành chăm sóc xuyên suốt quá trình sinh trưởng của vật nuôi cùng người nhận nuôi gia công gà CP02. Trước khi xuất chuồng (hơn 50 ngày sinh trưởng), người nuôi gia công gửi mẫu máu vật nuôi đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh xét nghiệm để xem xét, chứng nhận tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 cho vật nuôi và ra quyết định thông hành sản phẩm để vươn ra thị trường tiêu thụ.
Bên ngoài không gian “trại lạnh”, anh Sơn còn gắn 9 camera để quan sát quá trình sinh trưởng cũng như phát triển của vật nuôi. Tầm 14 giờ, người nuôi gia công gà CP02 đổ thức ăn dạng viên cho vật nuôi (chỉ 1 cữ ăn/ngày) đến sáng hôm sau và đốt đèn mờ, nhằm hạn chế tối đa việc vật nuôi thấy rõ đường mà “đấu đá” gây tổn hại lẫn nhau. Khoảng 19 giờ, người nuôi gia công gà sẽ tắt hẳn đèn trong “trại lạnh”, nhằm giúp vật nuôi ít vận động và đẩy nhanh sự tăng trưởng. Rồi từ 20 giờ sẽ bắt đèn mờ đến sáng trong không gian “trại lạnh”.
Người nuôi gia công gà CP02 thiết kế “trại lạnh”, với không gian kín thật sự biệt lập với không gian bên ngoài, sử dụng đèn điện để cung cấp độ sáng cho vật nuôi. Gắn hệ thống điều hòa nhiệt độ bằng hơi nước xung quanh trang trại. Khi thời tiết xung quanh “nóng bức” thì hệ thống điều hòa sẽ hoạt động, nhằm điều tiết không khí bên trong trại. “Trại lạnh” của gia đình anh Sơn tốn tiền tiêu thụ điện năng từ 7 – 8 triệu đồng/tháng.
Dưới nền bê-tông “trại lạnh” nuôi gia công gà CP02, anh Sơn trải lớp trấu để pha trộn phân gà thải ra, thu gom hàng ngày (hơn 1 ngàn bao/lứa) và bán cho khách hàng trồng rau hay đầu mối sỉ, lẻ thu mua với giá 12 ngàn đồng/bao (15kg/bao).
Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Ngãi Bùi Văn Nghi cho biết: Anh Thái Vũ Sơn nuôi gà CP02 gia công cho Công ty CP trong “trại lạnh” hiệu quả trong việc tạo lợi nhuận bền vững cho gia đình. Hội luôn đẩy mạnh nhân rộng mô hình cùng hiệu quả đến hội viên cũng như người dân địa phương nhưng chi phí đầu tư ban đầu để nhận gia công nuôi gà CP02 rất cao đã tạo sự “e ngại” cho mọi người. Nếu một khi ai có chi phí đầu tư ban đầu thì việc nhận chăn nuôi gia công gà CP02 của Công ty CP sẽ tạo lợi nhuận bền vững cũng như thu nhập ổn định cho gia đình.
Bài, ảnh: Lê Đệ
Nguồn: Báo Đồng Khởi
- gà trại lạnh li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất